“Các số nguyên tố chỉ có thể chia hết cho 1 và cho chính nó. Chính có vị trí của mình trong dãy vô tận của các số tự nhiên, và cũng như các con số khác chúng bị kẹp giữa hai số, những là đứng xa một bước. Chúng là những con số đa nghi và cô độc”
Trăm năm cô đơn vẫn là một nổi niềm; con người ta càng muốn tránh xa lại càng gần hơn bao giờ hết đến độ chẳng hiểu vì sao, cứ thế rồi u hoài trong một kiếp nhân sinh. Nỗi Cô Đơn Của Các Số Nguyên Tố của Paolo Giordano là một tác phẩm độc đáo và đầy ám ảnh, khắc họa sự cô độc, khác biệt của con người qua hình ảnh của hai nhân vật chính, Mattia và Alice. Với lối viết sắc sảo và cách sử dụng biểu tượng số nguyên tố một cách tài tình, tác giả vẽ nên bức tranh về sự cô đơn sâu thẳm mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy hay thấu hiểu.
“Chúng tôi như các số nguyên tố sinh đôi, đứng gần nhau nhưng không bao giờ chạm tới.”
Sức lôi cuốn nằm ở cách kể chuyện của Paolo Giodano. Tác giả hóa thân vào từng nhân vật để kể và cuốn người đọc như nó đọc liền một mạch từ đầu đến cuối để xem số phận của Alice và Mattia sẽ diễn ra như thế nào khi “những năm tháng nghẹt thở đó dần qua đi, Mattia từ chối thế giới, Alice cảm thấy thế giới chối từ, và rồi cả hai đều nhận ra cũng đều như nhau cả thôi”
Giống như các số nguyên tố luôn đứng một mình trong dãy số tự nhiên, Mattia và Alice cũng là những cá nhân cô độc, lạc lõng trong thế giới mà họ không thể hòa nhập hoàn toàn. Mattia, một thiên tài toán học nhưng mang trong mình nỗi ám ảnh về quá khứ, luôn tự dằn vặt bản thân và không thể kết nối với người khác. Trong khi đó, Alice, một cô gái bị tổn thương bởi những áp lực từ gia đình và cuộc sống, không bao giờ tìm được sự an ủi hay sự công nhận mà cô khao khát.
Câu chuyện đâu đó thấp thoáng những hoài niệm và ý chí vươn lên chứ không phải chỉ bảng lãng buồn như “Giáo sư và công thức toán” của Yoko Ogawa mà bản thân đã từng đọc khi tập trung vào khai thác những điều thú vị của toán học cùng câu chuyện diễn ra giữa 3 người.
Ở Paolo Giodano, số phận diễn ra với nhiều nhân vật hơn thế
Cuốn sách đã khai thác tâm lý con người một cách tinh tế và chân thực, khiến người đọc phải tự đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự cô đơn và cách chúng ta đối diện với nó. Giordano, với tư cách là một nhà vật lý, đã khéo léo lồng ghép các khái niệm toán học vào mạch truyện, biến chúng thành những ẩn dụ sâu sắc cho sự khác biệt và lạc lõng trong cuộc đời của mỗi người.
“Như các số nguyên tố sinh đôi, mỗi người đều là một thế giới riêng, không ai có thể xâm nhập vào tâm hồn của người khác dù có cố gắng đến mấy.”
Cuốn sách này không chỉ đơn thuần là một câu chuyện buồn mà còn là lời nhắc nhở về sự phức tạp của con người, về những tổn thương, nỗi đau và cả những nỗ lực mà mỗi người bỏ ra để tìm thấy sự kết nối giữa thế giới đầy sự ngăn cách này. Nỗi Cô Đơn Của Các Số Nguyên Tố là một tác phẩm không dễ quên, và cũng không dễ đọc, nhưng nó đáng để chúng ta dành thời gian suy ngẫm.
***
“Prime numbers can only be divided by 1 and by themselves. They each have their place in the infinite sequence of natural numbers, nestled among others yet always one step removed. They are skeptical, solitary figures.”
Centuries of solitude reflect a universal truth; the more we try to avoid loneliness, the closer we find ourselves to it, unknowingly drawn into this perpetual cycle of human existence. The Solitude of Prime Numbers by Paolo Giordano is a haunting and unique work that captures the human experience of isolation and otherness through the lens of two central characters, Mattia and Alice. With a sharp narrative style and skillful use of prime numbers as a metaphor, Giordano paints a profound portrait of loneliness that not everyone can perceive or understand.
“We’re like twin prime numbers, close but never touching.”
The novel’s allure lies in Paolo Giordano’s storytelling. He embodies each character, pulling the reader through a story that flows seamlessly from start to finish, as we follow the fate of Alice and Mattia: “As those stifling years slipped by, Mattia rejected the world, and Alice felt the world had rejected her—realizing in the end that it made no difference either way.”
Just like prime numbers, forever solitary in the number sequence, Mattia and Alice stand alone in a world they cannot truly inhabit. Mattia, a mathematical prodigy, is haunted by his past, continually punishing himself and incapable of forming meaningful connections. Alice, meanwhile, wounded by family pressures and life’s weight, is endlessly searching for comfort or recognition that she never truly finds.
The story carries a hint of resilience and reminiscence rather than simply the melancholy of The Housekeeper and the Professor by Yoko Ogawa, which I once read, where math serves as a fascinating backdrop to a tale of connection among three people.
With Paolo Giordano, however, fate unfolds among a larger cast of characters.
The novel delves into human psychology with subtlety and realism, prompting readers to question the nature of loneliness and how we cope with it. As a physicist, Giordano seamlessly weaves mathematical concepts into the narrative, turning them into profound metaphors for each character’s feelings of alienation.
“Like twin prime numbers, each person is a world unto themselves, impenetrable to others, no matter how much they try.”
This novel is not merely a sad story; it’s a powerful reminder of humanity’s complexity, the scars we bear, and the efforts each person makes to connect in a world full of barriers. The Solitude of Prime Numbers is an unforgettable work—challenging yet rewarding, it invites us to pause and reflect.