Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng điều tiết sản xuất? Điều đó dẫn đến tình trạng bất công về thu nhập và tài sản của các thành phần trong xã hội?
Quyển sách được in lần thứ 3 của Thomas Piketty sẽ giải đáp thắc mắc trên.
“Nguồn gốc của chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các thành phần xã hội, đồng thời tập trung vào các hệ thống lý giải khác nhau về kinh tế, xã hội, đạo đức và chính trị từng được viện dẫn để bảo vệ hay lên án sự chênh lệch này. Bất bình đẳng tự nó không nhất thiết là điều xấu: vấn đề then chốt là quyết định xem nó được giải thích như thế nào, liệu có lý do gì cho sự tồn tại của nó hay không”
“Tư bản thế kỷ 21” tạo tiếng nói chung với người đọc, bằng việc diễn đạt những khái niệm và công thức sự dụng trong các học thuyết kinh tế một cách khái quát và giản đơn
“Tài sản quốc gia = tư bản quốc gia = tư bản nội đại + tư bản ròng từ nước ngoài
Bất kỳ nơi nào có hơn một nửa thu nhập quốc gia xuất phát từ lao động và người ta quyết định tái đầu tư dòng thu nhập từ lao động này với suất sinh lợi bằng hoặc gần bằng suất sinh lợi của dòng thu nhập từ tư bản, thì theo định nghĩa, giá trị vốn nhân lực sẽ lớn hơn giá trị của mọi hình thái tư bản khác.”
Thomas Piketty thích văn học. Điều đó không thể phủ định khi dẫn dắt người đọc trong quyển sách của mình; ngoài những nghiên cứu tài liệu thuế, tập trung nhiều vào Anh, Pháp, là những biện chứng miêu tả nền kinh tế nằm rải rác trong các tác phẩm văn học; nổi bật nhất là Honore de Balzac.
“Tiểu thuyết Lão Goriot của Balzac để nói về bất bình đẳng thu nhập từ lao động; bất bình đẳng về sở hữu tài sản và thu nhập do tài sản đó mang lại; và sự tương tác giữa hai thành phần trên
Giá trung bình của tài sản (tức giá trung bình của bất động sản và chứng khoán tài chính) có khuynh hướng tăng theo cùng một tỷ lệ với giá tiêu dùng…Tóm lại, ảnh hưởng chính của lạm phát không phải là làm giảm suất sinh lợi trung bình của tư bản mà là tái phân phối nó.”
Không dừng lại ở phân tích, Thomas Piketty đưa ra giải pháp của bản thân với nền kinh tế toàn cầu để ít nhiều rút ngắn cán cân chênh lệch quá lớn của người giàu và kẻ nghèo.
“Chừng nào quá trình toàn cầu hóa còn đè nặng lên vai của những người lao động kém kỹ năng nhất trong các quốc gia giàu có, thì về nguyên tắc một hệ thống thuế lũy tiến hơn có thể được xem là chính đáng, do đó tạo ra thêm mức độ phức tạp nữa cho bức tranh tổng thể.
Logic của việc đóng góp cho xã hội là rất đơn giản: thu nhập thường không phải là một khái niệm được xác định r4 ràng cho những cá nhân rất giàu có , và chỉ có một loại thuế trực tiếp đánh trên tư bản mới có thể đo lương được chính xác năng lực đóng góp của người giàu.”