[Nhật ký của cha – Nên] Làng Mai

Ni xá Trạm Tịch; làng Mai ở Biên Hòa

[Nhật ký của cha – Nên] Làng Mai

Con đường đi dài nhất lại ngắn nhất là đi vào trong hơi thở mình. Buổi đi đến chỗ Ni xá Trạm Tịch; làng Mai ở Biên Hòa của cả nhà đã trở thành một hành trình đầy màu sắc và kỳ diệu. 

“Tôi ra gọi em về

nhưng chỉ thấy

bốn bề 

hư vô 

giăng mắc..” 

(Trích – Quê Hương Tuổi Nhỏ – Thích Nhất Hạnh) 

https://www.google.com/maps/dir/10.780222,106.6645009/ni+x%C3%A1+tr%E1%BA%A1m+t%E1%BB%8Bch/@10.8478305,106.6777275,11z/data=!4m9!4m8!1m1!4e1!1m5!1m1!1s0x3174e10425f3298f:0x212fff60c9e9dd3f!2m2!1d106.967857!2d10.9107128?entry=ttu

Như một cuốn tranh vẽ, cảnh đẹp của nơi đây được trình bày trước mắt chúng tôi như những bức ảnh của một chốn tang bồng được lật giở từng trang. 

Sự thăng hoa của thiên nhiên xanh tươi, hòa quyện lấy nhau khi xe chạy những đoạn đường quanh co, đâu đó thấp thoáng như hình ảnh của thành phố mộng mơ Đà Lạt. Cây cầu bắt ngang con suối; chẳng có lan can, chẳng gắn tay vịn như thể nguyên sơ là mộc mạc, giản đơn là cội nguồn. Bên đường cỏ xanh mát mắt đã tạo nên một khung cảnh yên bình và tươi mới. 

Trên con đường nhỏ đi lên, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được sắp xếp dọc theo con đường, như thể Bồ Tát phân thân, lắng nghe âm thanh của chúng sanh than thở khổ đau ấy, mở lòng từ bi để rồi vẫn chưa “chịu” thành Phật đấy. Hôm nay Bồ Tát trong chiếc áo trắng toát vẫn đôi mắt hờ thể hiện sự quán chiếu ở một thời đại “mạt pháp”, nhiễu nhương, “độ” không còn nhiều nữa.

Xe đỗ ở sườn núi, cạnh con suối chảy ngang, là một hình ảnh đầu tiên chúng tôi chứng kiến. Các căn nhà nhỏ của những người tu xin tá túc tại đây; nghe giọng tất cả đều đến từ mảnh đất miền Trung, như những hạt mầm nhỏ bé, nương nhờ từ bi từ những đứa con Phật.

“ánh sáng dồn

trên cánh bướm mong manh

hoa cải rực vàng

trên lối cũ.

cành mai ấy

ngày tôi về trước ngõ

có rưng rưng giọt ngọc nhìn tôi cười?”

(Trích – Em đã sinh ra rồi – Thích Nhất Hạnh) 

Một gian nhà dừng chân nhấm nháp không khí thanh tịnh. Mấy con muỗi vo ve quấn lấy chân trẻ như thưởng thức một mùi lạ lại quen. Con đường nhỏ đi lên kết hợp với con đường vào tạo thành một vòng tròn, bị thay đổi bởi địa chất và con người, như muốn nhắn gửi: tròn hay không là trong mắt ai! Đây là một trong những biểu trưng cho sự thâm nhập vào thế giới thiền tập; nơi thực hành của khóa thiền tu dưới sự hướng dẫn của các ni sư, theo phương pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tiếp tục bước lên, chúng tôi đã thấy một dãy nhà nấu ăn ở trệt và nơi dành để chăm sóc và giáo dục những đứa trẻ tìm đến với Phật ở trên lầu bên cánh trái trái. Đây là nơi ba đứa nhóc của ông già học hỏi về cách thiền tu và trải nghiệm hành trình tâm linh của mình. 

“anh về, người lữ khách hôm nay thấy lòng ấm áp

một buổi chiều nhìn khói lam ấp ủ mái tranh thơ

về xóm mới chúng tôi đi! Tất cả vẫn mong chờ

em tôi vẫn còn trông nom chút lửa hồng bếp cũ”

(Trích – Xóm mới – Thích Nhất Hạnh) 

Lần giở tinh tươm với gọn gàng. Dãy nhà vệ sinh sạch sẽ được dành cho khách thập phương, tượng trưng cho sự tôn trọng và hiếu khách đó.

Tiếp theo, chúng tôi đã đến thư viện nằm trên lầu, liền kề với gian phòng dành cho đám trẻ, nơi chứa đầy những quyển sách tiếng Việt và tiếng Anh; đa phần là sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bên dưới là nơi ở của những ni cô sinh hoạt. 

Cúng dường tam bảo; tạo phước tùy tâm. Gian nhà trưng bày các vật phẩm như sách của, quần áo và đồ chay để bán. Gần đó, chúng tôi thấy những chiếc xích đu để nghỉ chân trước khi bước vào chánh điện, nơi mà “đám trẻ sống lâu” lắng nghe pháp thoại và nhìn thấy tượng Phật Thích Ca trầm mặc, từ bi, nhìn xuống khổ đau của chúng sinh.

Nơi lọt thỏm giữa chánh điện và dãy nhà của ni sư, phòng ăn và thư viện là một điểm đẹp như thung lũng giữa núi, nơi mà hành trình những bước đi thiền định bắt đầu và kết thúc. Đây là nơi mà chúng tôi hòa mình vào tự nhiên và nhận thức hơi thở của chính mình.

Ba đứa trẻ đi theo con đường của thiền định, dẫn đầu đoàn là những ni cô trong chiếc áo nâu sòng, đội chiếc nón lá rộng vành; ông già như nhớ đến chiếc nón bài thơ của một Huế mộng mơ. Giữa áo lam vương tàn nắng ấy, vẫn nhớ về hình ảnh đầy thơ. 

Mỗi người đều có cách riêng để trải nghiệm không gian này. Cô nhóc cảm thấy an toàn và yêu thương trong vòng tay của chú Thành, trong khi hai đứa nhỏ còn lại cố gắng yên lặng để lắng nghe hơi thở của thiên nhiên và của chính mình. 

Trong lúc đó, thằng nhóc Merci hỏi ông già về mục đích của cuộc hành trình này, ông già trả lời một cách đơn giản: “Con đi tìm con”. Mặc dù thằng nhóc không hiểu rõ ý nghĩa, nhưng trong cuộc hành trình này, chúng tôi đã hòa mình vào không gian thiền tự, như những người điều hành theo nhịp sinh thái tự nhiên của cuộc sống.

Chùa Ni xá Trạm Tích không chỉ là nơi thiền tập và tu học, mà còn là nơi để phụ huynh lắng nghe pháp thoại và để trẻ em hiểu rõ hơn về bản thân mình và tự nhiên xung quanh. Người lớn học cách trân trọng mọi thức ăn và thực phẩm trong mỗi bữa ăn, từ đồ chay đơn giản đến cách tự rửa chén đũa. Ông già, ngồi lắng nghe hơi thở của chính mình, nhìn những đứa trẻ của mình giữa núi rừng. Ông già đã tìm thấy nơi này, nơi mà ông có thể gìn giữ tình yêu và sự quan tâm cho cô nhóc. Hạnh phúc đấy là hạnh phúc chung.

“can đảm lên

còn tương lai đó

trước buổi khuya, tôi sẽ trở về.”

(Trích – Đừng Khóc – Thích Nhất Hạnh) 

Cuộc hành trình đến chùa Ni xá Trạm Tích; làng Mai ở Biên Hòa đã trở thành một trải nghiệm tuyệt vời. Ông già, em và ba đứa nhóc đã được sống. Cả nhà đã sống trong không gian yên bình, giữa thiên nhiên hùng vĩ và tâm hồn trang nghiêm. 

Một lời cảm ơn cho đứa em giới thiệu, mời lời cảm ơn mình vì để cảm xúc lạc trôi dẫu biết là chỉ rời khỏi đây thôi bản thân lại bội bạc với chính mình, đánh rơi cảm xúc tìm được ở nơi này

Sự kết nối với tự nhiên, như những đóa hoa nở trong thung lũng núi, nơi đã từng hiện diện yêu thương trong tâm tưởng của ông già và cô nhóc ở một sớm mai nào đó.

“cho chồi non tuổi xanh căng nhựa sống,

vũ trụ cười khi hai mắt em cười”

(Trích – Duy Thị Nhất Tâm – Thích Nhất Hạnh)

The longest and shortest path is to enter into one’s own breath. The journey to Ni xa Tram Tich; Mai Village in Bien Hoa has become a colorful and miraculous experience for the whole family.
“I called you back

,but only

sawemptiness

spreading…”
(Homeland in Childhood – Thich Nhat Hanh)
Like a painting, the beauty of this place unfolds before us like pages of a picture book depicting a serene sanctuary. The lush greenery of nature blends together as the car drives along winding roads, reminiscent of the dreamy imagery of Dalat. The bridge crossing the stream has no railings, no handrails, as if in its original simplicity and rusticity, representing the root of origin. Alongside the green grassy roadside, a peaceful and refreshing scene is created.


On the ascending narrow path, statues of Quan The Am Bodhisattva are arranged along the way, as if the Bodhisattva has multiplied, listening to the sounds of sentient beings sighing in pain, opening his compassionate heart but not yet “accepting” enlightenment.

Today, the Bodhisattva, in a white robe, still has a distant gaze, displaying a sense of compassion in an era of “Dharma decline,” confusion, and diminishing “transformation.”
The car parked on the mountain slope, next to the flowing stream, was the first image we witnessed. The small houses of the resident monks residing here, their voices all originating from the Central region, were like tiny seeds relying on the compassion of the Buddha’s children.
“light gatherson

fragile butterfly wings

yellow mustard flowers

on the old path

that apricot branchon

the day I return at the gate are those tear-

like crystal drops smiling at me?”
(You Have Been Born – Thich Nhat Hanh)
A simple rest stop in a tranquil atmosphere. Mosquitoes buzz around, savoring a scent that is both unfamiliar and familiar. The small ascending path combined with the entrance road forms a circle, altered by geology and humans, as if to convey the message: whether it is complete or not depends on the eyes of the beholder! This is one of the symbols of immersing oneself in the world of meditation, the practice of the meditation retreat under the guidance of the nuns, following the method of Thich Nhat Hanh.
Continuing upwards, we encountered a row of kitchen houses on the ground floor and a space for taking care of and educating the children seeking refuge in Buddhism on the upper floor to the left wing. This is where the three children learned about meditation and experienced their own spiritual journey.
“I am back, the traveler today feels a warm heart

an afternoon seeing blue smoke warming the poetry rooflet’s

go to the new village!

Everyone is still waiting

I will still keep a bit of the old kitchen’s red fire”
(New Village – Thich Nhat Hanh)
Turning the pages with tidiness. The row of clean toilets is provided for visiting guests, symbolizing respect and hospitality.
Next, we arrived at the library located on the upper floor, adjacent to the children’s room, filled with Vietnamese and English books, mostly authored by Thich Nhat Hanh. Below are the living quarters of the nuns.
Offering of the Triple Gem; creating merit according to one’s own mind. The house displays items such as books, clothing, and vegetarian products for sale. Nearby, we saw swings for resting before entering the main hall, where “the children live long” listening to Dharma talks and seeing the serene, compassionate statue of the Buddha, gazing down at the suffering of sentient beings.
Nestled between the main temple and the row of nuns’ houses, the dining hall and library create a beautiful spot, akin to a valley amidst mountains, where the journey of meditation begins and ends. It is a place where we merge with nature and become aware of our own breath.
Three children follow the path of meditation, led by the nuns in their brown robes, wearing wide-brimmed straw hats; the old man reminisces about the poetic hat of a dreamy Huế. Amidst the fading sunlight of their blue robes, the vivid image of poetry is still remembered.
Each person has their own way of experiencing this space. The eldest child feels safe and loved in the arms of Uncle Thành, while the other two children try to remain quiet, listening to the breath of nature and their own.
In the meantime, the boy named Merci asks the old man about the purpose of this journey, and the old man replies simply, “You go to find yourself.” Although the boy doesn’t fully understand the meaning, in this journey, we immerse ourselves in the space of meditation, like those who follow the natural rhythm of life’s ecology.
Ni xá Trạm Tích Temple is not only a place for meditation and spiritual practice, but also a place for parents to listen to teachings and for children to better understand themselves and the surrounding nature. Adults learn to cherish every meal and food, from simple vegetarian dishes to the practice of washing utensils. The old man, sitting and listening to his own breath, looks at his children amidst the mountains and forests. He has found this place, where he can preserve love and care for the little girl. That happiness is shared happiness.
“Be braveThe future is still thereBefore the nightfall, I will return.”(Don’t Cry – Thích Nhất Hạnh)
The journey to Ni xá Trạm Tích Temple and Mai Village in Biên Hòa has become a wonderful experience. The old man, his sibling, and the three children have truly lived. The entire family has lived in a serene space, amidst the magnificent nature and solemn souls.
A word of thanks to the sibling who introduced us, and a word of thanks to oneself for allowing emotions to wander, even though it’s known that leaving here means losing the emotions found in this place.
The connection with nature, like flowers blooming in the mountain valley, where love once appeared in the hearts of the old man and the little girl, on some early morning.
“For the young shoots, green and full of life’s essence,

The universe smiles when your eyes smile.”

(Duy Thị Nhất Tâm – Thích Nhất Hạnh)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links