Microwave là cái tên bị bỏ sót trong quyển sách này. Một gã Tùng Trần, thành viên của Microwave, một trong những ban nhạc Rock truyền cảm hứng cho giới trẻ một thời – thanh xuân của mình, thứ âm nhạc tự nhận thuộc tuổi trẻ khai sinh.
Microwave trở lại, nhẹ nhàng và thấm đẫm trải nghiệm trong lời ca; những gương mặt đã nhuốm màu thời gian.
Một gã Tùng Trần đứng trên sân khấu, tung hoành bên chiếc đàn của mình với âm thanh vang vọng cả đất trời, muốn bứt phá, tự do và khẳng định mình. Giờ gã đã già, nồng cháy đam mê, tự tay mình thấp lên tia lửa nhỏ để sân khấu lại sáng đèn, gặp lại những anh em, để cất lên những ca từ đẹp.
Cái tên không nói lên tất cả. “Rock Hà Nội, Bolero Sài Gòn” là một tác phẩm như vậy, sự thú vị và đáng để bạn đọc nếu bạn quan tâm đến âm nhạc và văn hóa của Việt Nam, chứ không chỉ quẩn quanh ở duy nhất hai thể loại Rock và Bolero. Cuốn sách được viết bởi Jason Grib – một nhà nghiên cứu và nhà báo nước ngoài có đam mê với âm nhạc và nền văn hóa Việt Nam.
Tác giả đã đưa người đọc vào một cuộc hành trình đặc biệt khám phá từ thuở sơ khai, nhạc cung đình – nhã nhạc (đăng đàn khúc) đến quốc ca, từ thời Việt Nam Cộng Hòa cho đến Xã Hội Chủ nghĩa ngày nay ra sao, thậm chí cả cải lương, hát chèo…rồi mới đến thời trai trẻ du ca của Trần Tiến để thấy Trần Trụi 87, rồi đến những Bức Tường, Gạt Tàn Đầy khi nói về Rock.
Một trong những điểm mạnh của cuốn sách là việc kết hợp tốt giữa lý thuyết và trải nghiệm thực tế. Tác giả không chỉ tập trung vào việc đề cập đến lịch sử và lý luận mà còn đi sâu vào các câu chuyện cá nhân, nhưng vẫn giữ được sự chính xác và chuyên môn trong cách diễn đạt.
Nó đọc khi Microwave trở lại; im ắng và lẳng lặng như thể sóng dạt bờ ở đợt cuối lăn tăn, vừa đủ để thấm ướt một tâm hồn ấp ôm hoài niệm. “Rock Hà Nội, Bolero Sài Gòn” là một tác phẩm thú vị và đáng để đọc nếu bạn muốn khám phá và hiểu sâu hơn về văn hóa âm nhạc Việt Nam.