Như một người đi dạo, Sài Gòn đi chầm chậm vào trong con hẻm Trần Quang Khai, cảm nhận sự thu hút từ âm thanh vang vọng phát ra từ căn nhà nhỏ. Trước mùa dịch, hẻm nhỏ Sài Gòn khá giống nhau, ngoằn ngoèo như mê cung quanh co, uốn lượn đèo dốc trên một ngọn núi cao.
Nhưng bây giờ, trong thời kỳ đại dịch, hẻm nhỏ đã thay đổi, có thêm những kẽm gai, dây giăng ngăn lối trở thành thử thách mà mọi người phải vượt qua.
Tiến vào gần căn nhà nhỏ, Sài Gòn bắt đầu dồn hết thính lực để lắng nghe; không phải là tò mò, bởi tính Sài Gòn tuyệt đối không nhiều chuyện, chỉ là ai kể thì nghe, rồi bắt mấy đứa hứa, thề “không kể ai nghe”. Trong căn nhà này, có ông già, em và ba đứa nhóc, tạo nên một thanh âm đoàn kết và gắn bó khác biệt so với những tiếng nói thông thường.
Âm thanh của dương cầm len lỏi trong căn nhà nhỏ như nhịp điệu dịu dàng của trái tim.
Khi nghe tiếng dương cầm, Sài Gòn nhớ Hà Nội, nhớ nét rêu phong, hoài cổ của Hà Nội; đâu đó có con người được gọi là nhà thơ Phan Vũ đã viết rồi đến một con người gọi là nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc cho “Em ơi Hà Nội phố!”, cũng có câu “tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân”
Tuy nhiên, không lâu sau, Sài Gòn nghe lại tiếng nhạc quen thuộc, bài hát này thường thấy ở các đứa trẻ. Sài Gòn nhìn thấy ông già ngồi cạnh thằng nhóc lớn, cùng cố gắng chơi bài nhạc “bầy bi sác” (baby shark). Thằng nhóc lớn nhận ra ông già không thể đánh đúng nốt la, và ông già phản ứng khá buồn cười trước khi chuyển sang một đề tài khác, chắc già thua trẻ nên đăm “quê”, tự ái đây mà.
Việc tạo ra âm nhạc đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng, Sài Gòn cảm nhận được mồ hôi và tâm huyết của thằng nhóc lớn trong việc dạy ông già đánh đàn.
Thấy ông già phản ứng và bỏ ngang. Thằng nhóc lớn bắt đầu đánh tiếp bài nhạc còn dang dở, nghe đâu như là bản giao hưởng số năm của Beethoven.
Tèo, tèo, tèo téo teo teo teo.
Sài Gòn nghé nhìn qua phía đối diện, có thằng nhóc em, tên gọi Lavie (cuộc sống), ngôi ở giửa phòng, hồn nhiên hát theo điệu hát của một clip hài, trên màn hình ipad là một người Nhật với mấy trò ngây ngô. Vậy mà mê, bắt chước theo mấy điệu nhạc. Đúng là trẻ con, bắt chước như một phản xạ. Vậy mà chê, Thằng nhóc lớn chê bai cái giai điệu đó, cho giai điệu đó là …tào lao.
Sài Gòn nhìn mấy ngón tay múp của thằng nhóc lớn lọt thỏm trên các phím đàn, chưa kịp thuộc hết nốt xong, đánh đàn mà như đánh trận, nhìn mấy giọt mồ hôi lăn thấm qua tóc, lăn xuống hai bên thái dương, tuôn ra như mưa rỉ rả của hạ về ở nơi đây, vậy mà cứ luôn miệng nhắc ông già về nốt trắng với nốt đen. Đến đây, thấy mặt ông già nghệch ra đến tội, quan sát thằng nhóc chơi đàn từ xa
Nắng đã rọi xuống thềm, Sài Gòn ngồi trước cửa vừa nghỉ ngơi trước cửa, vừa chờ đợi những câu chuyện trong căn nhà tiếp tục diễn ra. Tiếng nhạc ngừng phát khi những ngón tay lướt đàn chán chê, mỏi mệt như đàn cũng cần phải căng dây, chỉnh nhịp sau những phút giây tạo phím, kết âm.
Thằng anh lớn nhảy qua với mấy trò lắp ráp lego; tạo từ kiếm cho đến xe; từ đồ chơi cho đến con vật. Thằng em cũng nhào ra lấy gạch lego để xây nhà như không muốn thằng anh cứ thế ngồi chơi phớt lờ, bỏ qua mình.
Cô nhóc nhỏ; công chúa bé bỏng của ông già, ngồi mê mẫn với những miếng dán (sticker) rực rỡ sắc màu, với đa dạng kích thước nhỏ to để trang trí lên người mình ở một góc nhà.
Sài Gòn thấy ngộ! Nếp sinh hoạt của gia đình này lúc bắt đầu “giờ làm việc”. Một ông già cứ đực mặt vào trong màn hình vi tính; ngồi nhìn, tay gõ, miệng nói cứ như một gã lên đồng. Ngộ. Giờ người không thích nói chuyện với người nữa sao ta?
Sài Gòn bắt đầu ngửi thấy mùi hương của bếp nhà đang lên; người phụ nữ được gọi là “em”, đang chuẩn bị cho một buổi trưa kịp giờ.
Chán chê. Đám nhóc bắt đầu thay đổi mấy trò từ xếp gạch thành bắn nhau ì đùng, rồi méc, rồi đánh, rồi khóc, rồi cười. Liên tục khiến Sài Gòn chóng mặt khi định hỏi ông già và em sao không nhảy vào để xử phân.
Sài Gòn thấy ông già và em lơ luôn mấy khoảnh khắc đó.
Loay hoay xem vậy mà thôi hết ngày! Chiều dần buông xuống, bếp nhà là ngát hương bay cho một buổi cơm chiều. Ba đứa nhóc như hồi sinh, sống dậy sau khi được tiếp cơm đủ đầy như mấy siêu nhân, người máy được nạp thêm năng lượng chiến đấu. Cuộc chiến lại bắt đầu.
Sài Gòn bắt đầu chú ý đến ông già, tự dưng lấy viết vẽ nguệch ngoạc gì ra gạch mấy vòng tròn; đặt cái lõi giấy gọi là lon. Sài Gòn thấy ngộ sao đám nhóc lại hứng thú với trò này, cứ lấy dép đi trong nhà tạt tới tạt lui. Ông già chơi cùng đám nhóc.
Sài Gòn chưa kịp hiểu thì thấy ông già bắt sang trò mới; vẽ một đường vạch ngang nhà; chia làm hai phe; ông già và cô nhóc đối kháng với hai cậu nhóc ở bên kia lằn vạch. Nghe âm thanh “u”, “u” gì đó trong miệng của từng người mỗi khi bước qua vạch ngang giữa nhà.
Sài Gòn thấy vậy chứ cũng chịu khó cập nhật công nghệ, sợ bản thân lỗi thời mà sau mấy trò này không thấy mấy đứa trẻ con giờ chơi khi nào.
Sài Gòn chưa kịp tiêu thụ mấy trò vừa thấy, lại thấy ông già chuyển sang đứng xếp lại thành hàng, cứ đứa đối diện tìm bắt đứa ở cuối hàng …nghe mấy câu đầu “rồng rắn” gì đó “lên mây”
Đến đây thì Sài Gòn lên mây thật, thấy lùng bùng hai cái lỗ tai. Tưởng đâu mò xuống đây để xem một nếp nhà con người sinh sống ra sao, nghĩ dịch này chắc là sầu đau, sầu đâu, sầu đó nhưng cũng có nếp nhà đầy những thanh âm. Lạ lùng. Sài Gòn thấy đêm về dịu nhẹ. Thằng nhóc anh ngồi hí hoáy với những nét vẽ của mình từ chuyện em bày cho mấy chuyện “lây ơ” (layer) vẽ trên màn hình; thằng em thấy vậy cũng ngồi đòi vẽ say sưa, cô nhóc cầm bút ngoáy gạch những dòng trên trang giấy trắng tinh. Chỉ có ông già ngồi nói gì như càm ràm “nghệ sĩ kiểu này thì chỉ đói rách thôi” trong cái liếc xéo của em ở bên máy tính bàn như thể muốn nói: chuyện đời chưa biết ai nuôi ai.
Vậy thôi là hết ngày, đi ngủ. Dưới cơn mưa rào, Sài Gòn vẫn nghe ông già và em nói về “hồi đó” trong những ánh mắt thả vào trần nhà chuẩn bị đi vào giấc mộng con. Dịu dàng. Sài Gòn nói như dặn dò: ngủ đi, mộng bình thường!
***
As a Stroller, Saigon Wanders into Tran Quang Khai Alley
Saigon strolls slowly into the Tran Quang Khai alley, like a wanderer, feeling the attraction of the echoing sounds emanating from a small house. Prior to the pandemic, the small alleys of Saigon were quite similar, meandering like a labyrinth, winding and curving like a maze on a high mountain. But now, during this pandemic era, the small alleys have changed. They are now adorned with spikes and strings, obstacles that everyone must overcome.
As it approaches the small house, Saigon musters all its listening power; not out of curiosity, for Saigon’s character is one of not many words, but whoever speaks, it listens, and then gathers the little ones to promise “not to tell anyone.” Inside this house, there is an old man, a young one, and three little kids, creating a harmonious and bonding sound that is distinct from the usual voices.
The sound of a piano flows within the small house, like the gentle rhythm of a heartbeat. When Saigon hears the piano sound, it thinks of Hanoi, the nostalgia and antiquity of Hanoi. Somewhere, there is a person named poet Phan Vu who wrote about it, and another person named musician Phu Quang who composed music for “Em oi Ha Noi pho!” There is also a line, “The sound of the piano in the house resounds, fading away in the evening sun, the sound of the bell still lingers.”
However, not long after, Saigon hears a familiar tune again, a song that is often heard from the kids. Saigon sees the old man sitting next to the eldest child, trying to play the “Baby Shark” song on the piano. The eldest child realizes that the old man can’t hit the correct note, and the old man’s reaction is quite amusing before moving on to another topic, perhaps he felt embarrassed for losing to a younger person.
Creating music requires patience and effort, and Saigon senses the sweat and dedication of the older child in teaching the old man to play the piano. Seeing the old man’s reaction and his abandonment of the piano, the older child starts playing the unfinished piece again, making it sound like a symphony by Beethoven.
“Teo, teo, teo, teo teo teo.”
Saigon glances across to the opposite side and sees a younger child, named Lavie (Life), in the middle of the room, innocently singing along to the melody of a funny video, on the iPad screen a Japanese person is doing silly things. So captivating, mimicking the musical rhythms. Truly children, imitating as a reflex. And yet, the older child ridicules the melody, considering it to be … ridiculous.
Saigon observes the plump fingers of the older child skillfully moving across the piano keys, not having mastered all the notes, playing the piano as if playing a battle, seeing droplets of sweat roll through the hair, dripping down both sides of the forehead, streaming down like the summer rain in this place. And yet, the older child keeps insisting on the old man to hit the right notes. Here, Saigon sees the old man looking somewhat helpless, observing the child playing the piano from a distance.
The sun has cast its rays on the doorstep. Saigon sits in front of the door, taking a break and waiting for the stories in the house to continue unfolding. The music stops as the fingers grow tired and weary, like the piano needing to tighten its strings, adjust its rhythm after minutes of striking keys, composing chords. The older sibling jumps over with a few Lego pieces, creating things from swords to cars, from toys to animals. The younger sibling also rushes to grab some Lego bricks to build a house, not wanting the older sibling to simply enjoy themselves, ignoring them. The little princess of the old man, a child with a heart of innocence, sits engrossed with colorful stickers, different sizes for decorating herself in a corner of the house.
Saigon notices! The family’s routine starts as the “working hours” begin. An old man gets immersed in his computer screen, staring, typing, talking as if he’s gone mad. Saigon notices, why doesn’t anyone want to talk to each other anymore?
Saigon starts to smell the aroma from the kitchen, where a woman referred to as “em” is preparing lunch on time. Boring. The kids change from stacking bricks to shooting each other with loud bangs, then quarreling, then fighting, then crying, then laughing. Consistently making Saigon dizzy, it almost wanted to ask the old man and the younger sibling why they don’t just step in to mediate.
Saigon sees the old man and the young one ignoring those moments.
Struggling to comprehend, the day is over! The afternoon gradually turns into evening, the kitchen is fragrant for an evening meal. The three kids revive as they’re fed a complete dinner like superheroes, re-energized like robots being charged for battle. The battle starts anew.
Saigon begins to pay attention to the old man, suddenly taking out a pen to draw something, forming crooked lines and circles, placing a piece of paper referred to as a “can.” Saigon notices the kids’ interest in this game, constantly walking around the house in slippers. The old man joins in with the kids in playing.
Before Saigon can understand, the old man moves on to a new game, drawing a horizontal line across the house, dividing it into two sides. The old man and the little girl engage in a contest against the two boys on the other side of the line. Sounds of “u,” “u” something can be heard in each person’s mouth as they cross the line.
At this point, Saigon feels like it’s floating, with both earholes humming. It thought it came down here to see the way people live in their homes, thinking this time must be sorrowful, that sorrow, this sorrow, yet there’s also a home full of voices. Strange. Saigon senses that the night is gentle. The older sibling diligently works with their drawings from what the younger one had shown them on “lay ơ” (layer) on the screen; the younger sibling sees this and also sits down to draw with great enthusiasm, the little princess holds a pen, scratching off lines on a clean white sheet of paper. Only the old man sits there, saying something like “artists like this will always be starving” with a sidelong glance from the computer as if saying: the struggle of life, who knows who’s supporting whom.
And so the day ends, off to sleep. Under the pouring rain, Saigon still hears the old man and the young one talking about the “past” with their eyes cast up towards the ceiling, preparing to enter the realm of dreams. Gently. Saigon says almost like advice: go to sleep, normal dreams!