Nhật ký của cha – Julie Nên – “Ba, chơi, chó” và thế hệ hy vọng! [Dad diary – Julie Nen – “Dad, play, dog” and Generation of Hope

2023,2023-08,nhat ky cua cha, nhật ký của cha, chienphan,blog chienphan,julie, nen

Nhật ký của cha – Julie Nên – “Ba, chơi, chó” và thế hệ hy vọng! [Dad diary – Julie Nen – “Dad, play, dog” and Generation of Hope

Sài Gòn là nơi tưởng chừng như đã từ bỏ bất khuất trước tiếng ồn ào, nhưng sự yên tĩnh lại trở thành một tạm dừng trong cuộc tranh đấu không ngừng của ba đứa trẻ. Giống như việc chiến đấu không nghỉ ngơi, thế hệ chịu đựng và trải qua nỗi đau sẽ là những người có khả năng nghênh chiến tốt nhất, như Scott Galloway đã nói.

(Số lượng người chết bởi dịch Covid-19 so với chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2)

Quanh quẩn trong căn nhà nhỏ trước lệnh cấm ra đường của chính quyền, Ông già nhìn những đứa trẻ của mình…đang lớn lên từng ngày. Yêu thương. Ông già ngắm nhìn cô nhóc bé bỏng nhất, là hình ảnh của sự bất khuất, chịu đựng trước thử thách của thời gian trong những ngày giãn cách xã hội. Cô nhóc của ông già còn quá nhỏ. 

Dưới ánh mắt yêu thương của ông già, cô nhóc đã từ từ bắt đầu tham gia vào cuộc trò chuyện của cuộc sống, như một lời nhắc nhở rằng không cần so sánh bản thân với người khác. 

Cô nhóc bé bỏng lớn lên trong những ngày giãn cách. Đó không còn là những thể hiện sướng vui được cười thỏa thích trong mấy trò chơi cùng với bạn bè và cô giáo, nay quanh quẩn chơi đùa cùng với ông già và hai ông anh,  hay cả những giọt nước mắt rơi lã chã vì bị phạt ở một góc nhà. 

Ông già cảm giác cô nhóc “gìn giữ” cái đặc tính di truyền “chậm nói”, giống hai ông anh, dẫu vậy cũng đã bắt đầu tham gia dần bằng những từ đơn.  

Ba – Cô nhóc gọi ông già ở một trời đêm lộng gió, ngồi bên hiên nhà chuyện trò. Em và hai đứa nhóc đang nói về mảnh trăng treo ở trên ô cửa. Tất cả không hay có tiếng thì thầm của cô nhóc vào tai của ông già ngọt lịm của một cái tên vừa gọi. Đâu đó, có bàn tay ôm ấp, vỗ về như cảm xúc ùa về đã đôi lần chạm, quên từ ông già với hai chú nhóc đã trôi qua, giờ được may mắn cảm nhận lại. Thiết tha.

Chơi, chơi, chơi chơi..! Cô nhóc lắc lư thân hình của mình trên chiếc ghế màu của bầu trời những ngày nắng hạ, tự do không bị mây phiêu bồng che khuất; đang lấy từng món đồ được đặt trên khung gỗ cạnh sào phơi chưa kịp lấp đầy những chậu cây nhỏ, chiếc đầm của cô nhóc đong đưa theo từng ấy nhịp chân. Ông già thả ánh mắt theo những lần lắc lư; tự dặn lòng không cắt ngang làm phiền. Vậy mà, ông già lại cất tiếng lập lại lời cô nhóc: Chơi, chơi, chơi…Cô nhóc nhìn ông già; bẽn lẽn, rồi ánh mắt quay lại với khung gỗ cạnh sào phơi, nói thì thầm điều gì đó khi ánh mắt liếc nhẹ về phía ông già. Ngô nghê.

Chó…CON CHÓA! Cô nhóc lên tông cao; giọng vang lấn lướt luôn giọng của hai thằng nhóc đang chơi trò chiến đấu ở xung quanh. Đó là lúc cô nhóc ngắm nhìn…hai chú heo con bằng đất nung. Hai chú heo con như được cô nhóc của mình đặt lại tên hoặc phân lại giống loài mà trước giờ cứ ngỡ đúng. Hai chú heo con theo trí nhớ của ông già thuộc về một cô bé sống lâu là em; đã theo chân em từ lúc độc thân cho đến khi về với ông già. Giờ, hai chú heo con mỗi người mỗi ngã dưới bàn tay của cô nhóc, tính từ ngày gọi lại đúng tên: chóa! 

Ai rồi cũng phải lớn! Cô nhóc của ông già lớn lên trong mùa giãn cách. Nghe em kể, cô giáo bắt đầu cũng nhớ nhung mấy cô, cậu học trò, từ mấy vòng tay ôm, từ mấy bận mớm cơm, từ mấy lần gợi từ, mớm chữ…Đủ thứ. Cô trò nhớ nhau, nói hoài không hết chuyện. Thương yêu. Một thế hệ ấp ôm.

Cô nhóc muốn nói nhiều hơn từ áp lực của “cộng đồng”, nơi cô nhóc sống, em và người thân đang đặt lên nhiều hy vọng về việc phát triển ngôn ngữ khi thấy rằng với bạn bè của cô nhóc – mấy đứa trẻ lên ba giờ đã ngân nga hát. Lặng im. Cô nhóc thả ảnh mắt mình lên bầu trời khơi trong những áng mây như đang ngừng trôi để lăng nghe hơi thở của cô nhóc đang bắt nhịp tiếng nói của ông già về việc: Đừng so sánh cô nhóc của ông già! Có gì đâu, cứ từ từ, chuyện không mới.

Sài Gòn như bất lực sướng vui trước tiếng ồn ào phát ra từ trong căn nhà mỗi sớm trời thức dậy, chỉ đến khi ba đứa trẻ bắt đầu đi vào thiêm thiếp ngủ say thì sự yên tĩnh kia mới trở lại, như sự tranh đấu bất khuất tạm dừng. 

Sài Gòn, giống như một tấm gương, truyền tải thông điệp rằng thời gian trôi qua không thể ngăn cản sự phát triển. Như mưa rào đến rồi đi, thế hệ trẻ sẽ trưởng thành và đánh bại mọi thách thức, như một vòng lặp tự nhiên của cuộc sống.

chienphan

Ba đứa trẻ đại diện cho những thế hệ khác nhau – từ thế hệ bồi đắp và xây dựng, đến thế hệ triển khai và phát triển, rồi đến thế hệ tiếp nối và bù đắp. Từ việc thấu hiểu sự đau thương của chiến tranh đến việc khám phá lợi thế và khao khát phát triển, mỗi thế hệ mang trong mình một sứ mệnh đặc biệt để xây dựng tương lai.

Sài Gòn và những câu chuyện của những thế hệ này như một quyển sách, truyền tải một thông điệp rõ ràng: sự phấn đấu, hy vọng và chịu đựng là những yếu tố quan trọng để xây dựng một tương lai tốt đẹp. Chúng ta không nên so sánh bản thân mình với người khác, mà hãy tập trung vào việc phát triển bản thân và chia sẻ yêu thương với những người xung quanh.

Cuộc sống giống như một chuỗi vòng đời, mỗi thế hệ đóng góp một phần của mình để xây dựng một tương lai tốt hơn. Chúng ta nên học từ những thế hệ trước, không ngừng phấn đấu và mang theo hy vọng để tạo nên những giấc mơ lớn lao cho thế hệ sau.

Ngẫm chuyện ông già từng viết về những thế hệ 

https://chienphan.blogspot.com/2012/07/inh-nghia-ve-cac-he.html

Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (1946 -1964) – Thế hệ bồi đắp và xây dựng. Ông già miêu tả cho thế hệ của cha mẹ mình; sinh ra và lớn lên dưới khói lửa chiến tranh, trưởng thành khi ngọn lửa bùng phát, thanh xuân đi mãi khi đã tìm được tháng ngày tự do sau những tháng ngày điêu tàn, tang hoang của chiến tranh để lại. 

Họ bắt đầu dựng xây và tích lũy, nuôi dưỡng niềm hy vọng “để lại gì đó cho con cháu mình”, dẫu rằng gì đó mơ hồ trong hy vọng. 

Thế hệ X (1965 – 1980) – Thế hệ tiếp nối và triển khai. Ông già miêu tả thế hệ nhận được những gì “để lại gì đó cho con cháu mình”. Một thế hệ không niếm trãi chiến tranh, nhưng sinh ra và lớn lên trong nghèo khó.

Một thế hệ dựa trên nền “để lại gì đó cho con cháu mình”, phát triển lên với một tầm nhìn thoáng hơn ở một thời “cửa mở”, như định luật hình chuông của Guass được áp dụng vào kinh tế (triển khai rồi tăng trưởng). Phôi thai thành hình.

Thế hệ Y (1981 – 1996) – Thế hệ tiếp quản và phát triển. Thế hệ không còn nếm trải nhiều những đau thương mất mát của chiến tranh để lại hay sự nghèo khó từ một thời “cửa đóng then cài”, “ngăn sông cấm chợ”; thế hệ Gen Y – thế hệ thiên niên kỷ biết được rõ lợi thế của mình và mang khát khao chinh phục (tăng trưởng rồi phát triển). Thành hình lớn khôn.  

Thế hệ Z (1997 – 2012) – Những đứa con của thế hệ X được thừa hưởng sự “bù đắp” từ cha mẹ hết mức như họ đang tự vỗ về mình cho những ký ức thiếu thốn xa xưa, mang về hiện tại bù đắp cho thế hệ tiếp theo của mình để rồi hình thành  Thế hệ hoa tuyết (Snowflake Generation) “dễ tổn thương và ít kiên cường hơn thế hệ trước” (Từ điển Collins). Ai đó đã định nghĩa về vòng đời bước vào giai đoạn suy thoái. Chu kỳ được lập lại với thế hệ Alpha!? 

Ông già nhấp ngụm nước ấm, ngắm nhìn mấy đứa trẻ, thấy bây giờ cũng mang theo hy vọng của giống Scott Galloway về một thế hệ chịu đựng và chứng kiến những nỗi đau sẽ lớn lên với khát khao, hoài bão mang đến sự sẻ chia chứ không chỉ dừng lại ở việc chứng minh bản thân mình là ai là đủ. 

Ông già tưởng tượng rồi những đứa trẻ của thế hệ này sẽ ngồi lại với nhau đan kết hoài bão, dệt khát khao giản đơn thành những mộng lớn cho một cuộc sống   

Trong sự im lặng của nhịp phố đêm giãn cách, ông già không biết rằng đó lại là một trong những lần hiếm hoi ông già còn được nghe cô nhóc của ông già nói chuyện cho đến tận lúc lên năm

***

Saigon is a place that seemed to have surrendered unyieldingly to the noise, but the tranquility has now become a temporary pause in the ceaseless struggle of three young children. Similar to the relentless battle, the generation that endures and experiences pain will be the ones most capable of facing challenges, as Scott Galloway has stated.

(Number of COVID-19 deaths compared to World War I and II)

Trapped within the confines of a small house due to the government’s stay-at-home order, the old man looks at his children… growing day by day. Love. The old man gazes at the youngest girl, the epitome of resilience, enduring the trials of time during the days of social distancing. His little girl is still so young.

Under the loving gaze of the old man, the little girl begins to join in the conversations of life, like a reminder that there’s no need to compare oneself to others. The little girl grows up during the days of isolation. It’s no longer about the joyful displays and carefree laughter in games with friends and teachers; now it’s about playing with the old man and her two older brothers or even shedding tears in a corner as a result of punishment.

The old man senses that the little girl is “preserving” the inherited trait of being a “late talker,” just like her two older brothers. Nevertheless, she is gradually beginning to participate with single words.

“Dad” – The little girl calls the old man on a windy night, sitting on the porch and chatting. She and her two brothers are talking about the moon hanging above the door. Everything is quiet except for the soft whisper of the little girl’s voice into the old man’s ear, the sweetness of a name just called. Somewhere, there are arms embracing and patting, as if emotions rush in, a touch forgotten by the old man and the two boys, now luckily felt again. Intimate.

Play, play, play…! The little girl shakes her body on the colorful chair of the sunny days, free from the clouds that drift to obscure the sky; taking each item from the objects placed on the wooden frame near the drying rack, not yet fully filled with small pots of plants, the little girl’s dress swaying to the rhythm of her footsteps. The old man follows her swaying with his gaze, reminding himself not to interrupt. Yet, the old man repeats the words of the little girl: Play, play, play… The little girl looks at the old man, shyly, then her gaze returns to the wooden frame, whispering something as her eyes glance lightly towards the old man. Profound.

Dog… PUPPY! The little girl raises her voice; her tone dominates even the voices of the two boys playing their fighting game nearby. It’s the moment the little girl gazes at… two clay pigs. The two clay pigs that her grandmother formed, each resembling a different breed of pig that she thought was correct. The two pigs, according to the old man’s memory, belong to a girl who lived a long life, a girl who followed her from her single days until she came to the old man. Now, the two pigs, each with their own characteristics, rest under the touch of the little girl, counted from the day they were named correctly: puppy!

Everyone must grow up! The old man’s little girl grows up during the period of isolation. As she tells her stories, the teacher begins to remember her students, the pupils, from the hugs, to the times of spoon-feeding, to the times of coaxing words and teaching letters… All sorts of things. The teacher and her students remember each other, endlessly recounting stories. Love. A generation of nurturing.

The little girl wants to say more about the pressure from the “community,” where she and her loved ones live. She and her loved ones place many hopes on her language development, seeing that her friends – kids her age – have already started to sing and talk. Silent. The little girl lets her gaze wander up to the sky, mingling with the clouds as if pausing to listen to the little girl’s breath syncing with the old man’s words about not comparing her to others. Slowly, things will come, not something new.

Saigon seems helpless in the face of the morning noise emanating from the house every sunrise, only to regain its tranquility when the three children start to fall into a deep sleep, like a momentary pause in an unyielding struggle. Saigon, like a mirror, conveys the message that time cannot hinder progress. Like rain coming and going, the young generation will grow and conquer all challenges, a natural life cycle.

The three children represent different generations – from the generation that nurtures and builds, to the age that implements and develops, and then to the next generation that continues and compensates. From understanding the pain of war to discovering strengths and aspiring for development, each era carries a special mission to build the future.

Saigon and the stories of these generations are like a book, conveying a clear message: effort, hope, and endurance are essential factors for building a better future. We shouldn’t compare ourselves to others, but rather focus on personal development and sharing love with those around us.

Life is like a cycle of generations, each contributing a part to build a better future. We should learn from previous generations, strive constantly, and carry hope to create big dreams for the next generation.

Reflecting on the old man’s writing about generations: [link]

The Baby Boomers (1946-1964) – The generation of nurturing and building. The old man describes the generation of his parents; born and raised amidst the flames of war, maturing when the flames ignited, and experiencing youth only after finding days of freedom following the devastating days of war. They began to build and accumulate, nurturing the hope of leaving something for their descendants, even if that hope was vague.

Generation X (1965-1980) – The generation of succession and implementation. The old man describes the generation that received what the previous generation left behind. A generation that did not experience the traumas of war or the hardships of a time when doors were closed, and opportunities were scarce. They relied on the principle of “leaving something for their descendants,” developing with a broader vision during an era of opportunities (“open doors”), similar to Gauss’s bell curve applied to economics (implementation and then growth). The embryo takes shape.

Generation Y (1981-1996) – The generation of continuation and development. A generation that did not experience the deep losses of war or the scarcity of a time when doors were closed and opportunities were limited. Generation Y, the millennial generation, fully aware of their advantages, aspires to conquer (growth and then development). Fully grown.

Generation Z (1997-2012) – The offspring of Generation X inherits the “compensation” from their parents as they diligently care for their children, correcting the scarcity of their past experiences, bringing this to the present to compensate for their own next generation, forming what’s known as the Snowflake Generation “more easily hurt and less resilient than the generation before” (Collins Dictionary). Someone has defined this as entering a period of recession. The cycle begins anew with Generation Alpha!?

The old man takes a sip of warm water, and gazes at the children, unaware that this is one of the rare times he gets to hear his little girl talk until she turns five.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links