Nhật ký của cha – Julie Nên – Làm bánh [Dad Diary – Julie Nên – Baking]

Dad diary

Nhật ký của cha – Julie Nên – Làm bánh [Dad Diary – Julie Nên – Baking]

Sài Gòn trong những ngày giãn cách mang một vẻ đẹp chuyển đổi nhẹ nhàng, như bản hòa nhạc của nắng và mưa. Nắng tản bộ qua, mưa nhẹ lay động, như là một bức tranh chào đón sự trôi chảy của hai mùa, mùa hạ sắp khép lại và mùa thu ẩn hiện như những biểu tượng rõ rệt của miền Bắc. Trong lòng Sài Gòn, nhịp sống yên ả của nơi này được cảm nhận, chỉ bị gián đoạn bởi tiếng xôn xao nơi trong những ngõ hẻo lánh.

Rạng rỡ. Ông già đón nhận âm thanh phảng phất từ góc bếp; có em và ba đứa nhỏ, chia nhau các trọng trách…làm bánh. 

Tiếng gọi “ba chùm” đưa cô bé Julie đến. Ông già đã thêm một biệt danh mới cho Julie: “bánh bèo”. Một chuyện. Em bện lên cho bé cách ấm tình, khi mái tóc dần trở nên dài sau những lần cắt. Em là người chăm sóc mái tóc cho Julie. 

Thực tế, điều này cũng làm vừa lòng ông già – người đã trải qua những năm tháng phía kia ráng chiều của cuộc sống, với một chút “điểm bất đồng” về việc để cho mái tóc dài trước sự phản đối của em. Nhiều lần. Ánh mắt của ông già lưu luyến mái tóc; sau đó, ông lấy tay vụng về để cột lại những sợi tóc rối.

Nhưng thực ra, ông lão lại nhớ về mái tóc dài của người tình tóc bạc đã nhạt màu theo thời gian, như một mảnh trăng nổi trên dòng nước sau bóng của một con ghe nổi trôi. Mái tóc dài đi theo chiều con gái một thời của người tình tóc bạc, tóc xõa một bờ vai tạo thành dải tóc mượt mà dựa trên vai, không biết liệu có dại khờ không nhưng đầy những đê mê cho gã trai thề khoác màu áo lính. 

Mái tóc dài lượn theo bước thiếu nữ, tóc được cuốn vào đỉnh đầu, không biết liệu nó có chịu đựng sự thăng trầm, nhưng lại đầy những cảm xúc cay đắng và ngọt ngào của tình yêu đã đi qua, hôn nhân đã ở lại, và lời thề theo gió và mây trôi. Biệt tâm.

Mái tóc dài thoai thoải theo bước đàn bà, tóc được buộc cao phía trên, không biết liệu nó có mang theo sự từ bi, nhưng lại mang theo niềm vui và sự nhẫn nại, và có thể đã bỏ lại sau lưng những gánh nặng của cuộc sống, của tình vợ chồng, và của thế hệ con cháu.

Mái tóc là nguồn cảm hứng cho ông già, nó đánh thức những ký ức, nhắc nhở rằng tình yêu vẫn hiện diện ở thế gian này; không nên để cho giọt nước mắt trở thành sự giảm bớt, mà nó cần được để cho nhẹ gánh trên đôi vai, không chỉ là biểu tượng của “nước mắt chảy xuôi”. 

Ông già cảm nhận rằng những sự khác biệt giữa ba hình ảnh đó, dù diễn đạt trong ngữ cảnh nào, ông vẫn yêu thích mái tóc dài ấy. Tự tình. Ông già nhắc nhở bản thân không nên ghép ép, mà nên để tự nhiên, vì một ngày nào đó cô bé của ông già sẽ trưởng thành với tính cách riêng của mình. Đoán. Bởi ông già nhìn thấy sự nổi loạn trong tuổi thơ, không thể tìm thấy sự thuần khiết nào…

Và đến hôm nay, ông già thấy cô bé của mình đang đảo bàn tay nhỏ theo hướng kim đồng hồ; bàn tay nhỏ nằm dưới bàn tay lớn, khuấy đều cho trứng, những bọt trứng nhỏ lấp lánh nổi lên rồi tan biến. Ông già dựa lưng vào tường, đã nhuốm màu của thời gian, nhện giăng mạng ở góc trần, vôi tróc theo thời gian như một mảng màu sắc rõ ràng của căn nhà.

Ông già quan sát hai đứa nhóc, cả hai thay phiên nhau trải nghiệm những khối bột, chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai của quá trình làm bánh.

Thật tình. Đến bây giờ, ông già cũng chẳng biết gì về nấu ăn, huống chi là làm bánh; vì vậy, một trong những tiêu chí khi chọn vợ của mình thường trở thành câu chuyện hài cho mọi người.

Ấy vậy mà, hôm nay ông già cũng đã hiểu một chút về các bước làm bánh, khi góc bếp tràn đầy tiếng cười của những đứa trẻ, tất cả cùng nhau làm bánh và cãi nhau vui vẻ như là những đầu bếp kỳ cựu với kinh nghiệm nhiều năm. Nhiều năm trôi qua mà ông già chỉ thấy chúng lớn lên nhanh như gió; một đứa vừa lên năm, và một đứa vừa lên tám. Gây bất ngờ. Ông già cảm nhận sự yêu quý của thời gian, nó chậm lại; phần còn lại của cuộc sống giãn cách đang chảy đi dù có nhiều đớn đau do sự mất mát.

Thênh thang. Ông già thấy nếp nhà đang rộn ràng, những sự kiện nhỏ này sẽ trở thành những kỷ niệm không thể quên. Chia sẻ những khoảnh khắc này cùng mấy anh em tạo nên những kỷ niệm, ông lão nhớ về gian bếp trên chiếc ghe nơi sóng nước, trong tuổi thơ xa xăm. Bốn anh em cùng nhau làm những chiếc bánh, mứt dừa trong những ngày Tết, tại góc bếp khó khăn. Ông già, khi còn nhỏ nhất, ngồi chèo queo, lắng nghe và quan sát cách làm mứt dừa: cắt, rửa, và rang trên bếp than nồng. Mái lá che trước những giọt mưa rơi. Hôm nay, mái lá đã không còn, đã qua hơn ba chục năm; nó trôi đi như mưa rơi trên mái ghe lá dừa từ ngày nào.

Hương thơm ngan ngát. Những chiếc bánh qua tay nhỏ bé của những đứa nhóc đã tạo nên những hình dáng độc đáo khi làm bánh cua, làm bánh chuối, và niềm hứng thú khi nhìn thấy chiếc bánh pizza của đám trẻ bắt đầu nâu trong lò nướng, tỏa ra sự ấm áp như chờ đợi của những đôi mắt thèm thuồng.

Ông già nhìn hai đứa nhóc chia sẻ những chiếc bánh tự làm; sau đó, tất cả biến mất trong miệng, tan chảy vào bên trong, còn lại những lời bình luận theo kiểu “ngon quá, lần sau cần thêm chút này, ít hơn chút kia”. Niềm hạnh phúc. Từ ánh mắt trẻ, ông già cảm nhận niềm vui khi thưởng thức những chiếc bánh mà họ đã bỏ công sức vào. Ông lão nghĩ định nói gì đó, nhưng sau đó lại kìm nén vì không phải lúc để thảo luận về triết lý.

Ông già tự hỏi: liệu những khoảnh khắc như thế này có trở thành những kỷ niệm mai sau không?

Chắc chắn rồi, ông già!  

***

Saigon during the days of distancing exudes a gentle transformation of beauty, akin to a harmonious symphony of sunlight and rain. Sunlight strolls by, while the light rain stirs, like a painting welcoming the flowing transition between two seasons – the ending summer and the lurking autumn, marked as vivid symbols of the North. Within Saigon’s heart, a serene rhythm is felt, only interrupted by the bustling sounds echoing from the quiet alleys.

Radiant. The old man embraces the faint sounds resonating from the kitchen corner; there’s a young girl and three little ones, each sharing responsibilities… making cakes.

The call of “Triple bun?” brings Julie over. The old man has given Julie a new nickname: “rice cake.” An anecdote. You weave warmth for the child, as her hair gradually lengthens after each trim. You are the one caring for Julie’s hair.

In reality, this also pleases the old man – one who has experienced the weary afternoons of life on the other side, with a slight “disagreement” about allowing the hair to grow long, opposing her. Many times. The old man’s gaze lingers on the long hair; then, with clumsy hands, he ties up the tangled strands.

Yet, in truth, the old man reminisces about the long hair of his silver-haired lover that has faded over time, like a moon fragment floating on the water’s surface after the passing shadow of a drifting boat. The long hair follows the direction of the girl he once loved, hair cascading onto a shoulder, forming a silky strand that rests on the shoulder, whether it’s foolish or not, filled with the fascination of a young man donning a soldier’s attire.

The long hair floats with the steps of a young maiden, hair coiled atop her head, uncertain if it bears the patience for ups and downs, yet laden with the bittersweet emotions of love that passed, marriages that remained, and promises carried away by wind and drifting clouds. A secret bond.

The flowing long hair follows the steps of a woman, hair tied high above, uncertain if it carries compassion, yet laden with joy and perseverance, perhaps leaving behind the burdens of life, of marriage, and of generations.

The hair is a source of inspiration for the old man, awakening memories, reminding that love still exists in this world; tears should not be diminished, rather should be carried lightly on shoulders, not merely a symbol of “shedding tears.”

The old man senses that among these three images, expressed in whatever context, he still cherishes that long hair. With fondness. The old man reminds himself not to impose, but to let it be natural, for someday his little girl will grow with her unique personality. Guessing. Because the old man sees the rebellion in her childhood, unable to find any purity…

And today, the old man sees his daughter manipulating her small hands clockwise; the small hand rests beneath the large hand, whisking eggs, tiny egg bubbles rising and dissipating. The old man leans against the wall, already tinted by time, cobwebs decorating the ceiling corner, lime peeling away over time like a clear color patch of the house.

The old man observes the two children, both alternating in experiencing dough, preparing for the second phase of the baking process.

Truth be told, until now, the old man knows nothing about cooking, let alone baking; hence, one of the criteria for choosing his wife often becomes a humorous tale for everyone.

Surprisingly, today the old man understands a bit about baking, when the kitchen corner brims with the laughter of children, all baking and playfully arguing like seasoned chefs with years of experience. Many years have passed, and the children grow up like the wind; one just turned five, and one just turned eight. Unexpected. The old man senses the endearment of time, it slows down; the remaining days of distancing flow away despite the pain of loss.

Spacious. The old man sees the home bustling, these small events will become unforgettable memories. Sharing these moments with his siblings creates memories, the old man recalls the kitchen on the boat, in a distant childhood. The four siblings together made cakes, coconut jam during Tet, at the difficult kitchen corner. The old man, when he was the youngest, rowed the boat, listened, and observed the making of coconut jam: cutting, washing, and roasting over a warm coal stove. The leaf roof sheltered from the falling raindrops. Today, the leaf roof is no more, more than thirty years have passed; it drifted away like raindrops on the leaf roof of a coconut boat.

A sweet fragrance fills the air. The small hands of the children shape unique forms when making crab cakes, banana cakes, and the excitement of watching the children’s pizza start to brown in the oven, radiating warmth as the eager eyes wait in anticipation.

The old man watches the two children share the cakes they made themselves; then, all disappears into their mouths, melting within, leaving comments like “delicious, next time add a bit of this, a little less of that.” Bliss. From the eyes of the young, the old man senses the joy of savoring the cakes they’ve put effort into. The old man thinks of saying something, then suppresses it, as it’s not the time for philosophical discussions.

The old man wonders: will moments like these become cherished memories in the future?

Certainly, old man!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links