Nhật ký của cha – Julie Nên – Biết Ơn (Dad diary – Julie Nên – Gratitude)

nhật ký của cha, dad diary, chien phan

Nhật ký của cha – Julie Nên – Biết Ơn (Dad diary – Julie Nên – Gratitude)

Sớm nắng, chiều mưa, tính khí của con người cũng như Sài Gòn, thường dễ bị quên mất. Ông già cũng như thế! Trong những năm tháng già dặn, ông đã rút ra những suy tư và ghi chú lại, như một cách tự nhắc nhở về tầm quan trọng của việc “biết ơn”.

Chủ đề này không phải mới mẻ! 

Sự biết ơn ở nơi làm 

Ông già đã tập trung lắng nghe chị nói về sự biết ơn trong một buổi trưa nắng vàng trời rực rỡ, ngồi dưới mái nhà của Samco, lọt thỏm phía dưới là một showroom của Toyota Bến Thành như một địa đạo, ngồi trên chiếc ghế thấp thưởng thức một chén bún đậu hũ non chiên vàng, hòa trong nước tương pha thơm phức, thêm vài miếng ớt xắt mịn để cay cay, tạo nên một cảm xúc đầy tràn đầy.

Trong tầm mắt của ông già, có một trong những người thấm vào tận tủy về triết lý của Toyota; chị đã xây dựng một tư duy sống, một tư tưởng sống dựa trên niềm tin đó. Ông già nhận ra không nên tranh cãi hay phản biện về một điểu đơn giản: cái gì quá là mất hay!. Nhưng mỗi con người luôn là một thực thể độc nhất; sự khác biệt là điều mà ai cũng có thể thấy như một sự tôn trọng dành cho người phụ nữ mời ông già một chén đậu hũ nước tương.

Chủ đề cả hai nói đến là sự biết ơn. Lúc này, sự biết ơn không chỉ đề cập đến tôn giáo, cả hai còn đề cập đến việc những con người rời bỏ ngôi nhà của Toyota.

Họ – những con người đã bước ra khỏi mái nhà của Toyota, không giống như những lính trong cuộc hành quân của Quang Dũng “đầu không quay lại”. Họ đã nhìn lại nơi họ từng gắn bó vì thế khi ra đi, họ mới nhận ra rằng họ đã trót yêu thương. Họ đã thể hiện lòng biết ơn và tình yêu bằng nhiều cách, bằng cách duy trì các mối quan hệ, bằng cách ghi lại những dòng tâm trạng, hoặc đơn giản là lưu giữ những kỷ niệm qua việc tái chia sẻ những thời khắc từ quá khứ.

Sự biết ơn ở nếp nhà

Đó là về họ; những người đã và đang là đồng nghiệp đã từng; giờ hãy nói về gia đình. 

Khi Sài Gòn bắt đầu thử nghiệm cuộc sống “bình thường mới”, ông già đã ôm trọn những cảm xúc đã trải qua để biết ơn những gì mình đã nhận được. Ông già nhận ra rằng đề tài này có phần sến súa, ủy mị, nhưng nó lại là một cảm xúc thậ và chủ đề đang được nói đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Vì vậy, ông già đã lượm lặt ký ức yêu thương, chưng cất nồng nàn để ký ức ấy vấn vương còn mãi, như một cách để bày tỏ lòng biết ơn.

Biết ơn có thể thể hiện ở mọi nơi và mọi lúc! Từng đêm, ông già nhìn lên trần nhà và tưởng tượng cùng với các đứa nhóc về những vì sao xa xôi, thiên hà xa xăm diệu vợi, hoặc đơn giản là một khu rừng nơi họ bắt đầu xây dựng ngôi nhà trên cây hoặc lắm lúc tham gia vào các trận giả của những nhân vật họ yêu thích.

Biết ơn còn có thể thể hiện qua bữa ăn, không cần phải phức tạp. 

Biết ơn là còn cái để ăn. Ông già không bao giờ quên mở cửa tủ lạnh vào mỗi buổi sáng, tìm kiếm thức ăn để hâm nóng, hoặc đơn giản là một ổ bánh mì ướp bơ và mứt, như một thói quen, hình thành sau dịch. Ông chẳng bao giờ quên rằng niềm vui thường nảy sinh sau nỗi đói. Ngon nhờ đói.

Biết ơn là còn nước để uống. Khi dịch bệnh đang diễn ra, ông già thường mỗi sáng ngửi thơm hương cà phê đầu ngày, như một cách vỗ về động viên bản thân mình bị bỏ bê lâu ngày, trong tiếng nhạc jazz réo rắt những giai điệu xưa cũ. Ông ngâm mình trong ký ức và thưởng thức hương vị của quá khứ. Đôi khi, nước sôi để nguội, nhưng ông và gia đình vẫn cùng nhau thưởng thức, như thể được ban nước thánh khó tìm..

Biết ơn là còn nơi để ngủ. Lúc đầu mùa dịch, ông già và gia đình đã từ bỏ máy lạnh và thay vào đó, tất cả sử dụng gió tự nhiên như một sự sắp đặt, lặng lẽ khi vắng bóng âm thanh công nghiệp, nghe tiếng xe cộ ngoài đường rõ mồm một, như thể cả nhà đã rời phố thị, trở về quê nhà của mình, thở một hơi dài trong mùa dịch cùng người thân, vẫn nhớ, nhưng đã quên đi một số tiếng động của quê hương như tiếng cóc, tiếng nhái, tiếng ễnh ương và nhiều tiếng khác. Hương đồng cỏ nội.

Trong những hoạt động như ăn, uống, và ngủ, thời gian trôi qua nhanh chóng, nhưng cũng dường như chậm lại. Ông già được lắng nghe nhiều hơn đám nhóc của mình và chia sẻ về cuộc sống. 

Đứa nhóc lớn đặt ra nhiều câu hỏi về lý do tại sao mọi việc xảy ra như vậy, và ông phải tìm kiếm trả lời…trên mạng. 

Đứa nhóc thứ hai bắt đầu trân trọng những thứ ông đã ghi lại; một quyển sách nhật ký của cha, gìn giữ cẩn thận trong ngăn tủ nhỏ của mình, mặc dù không biết nhật ký đó viết những gì. Thấy thương.

Đứa út bắt đầu rạp lại lời bài ca mà ông từng hát với hai đứa nhóc kia, bằng một giọng cao vút, như chú chim líu lo chẵng rõ lời, réo rắt như cắt vào tâm trạng của ông già. Còn đấy những yêu thương.

Cho dù là về họ hay là về gia đình, họ đều giống như ông già – những con người đã và đang tiếp tục hành trình của họ trong nghề Sales. 

Dẫu thế nào đi chăng nữa, cứ đi rồi sẽ tới, cuối cùng họ sẽ đi tiếp, và ông già tiếp tục viết về cuộc hành trình này, như một cách để ghi nhớ những thời khắc đã trải qua, như gã gàn dở cứ thích lôi ra làu chùi một ký ức và để thể hiện lòng biết ơn. 

Cho dù về gia đình hay là về họ, họ cũng giống như ông già – những con người đều phải tuân theo quy luật sống. Sau một mùa dịch đã qua, sau cuộc chiến sống còn, họ đang thấy vội nhớ mau quên, và ông già lại viết lại để khắc sâu về một khoảng đời ngông nghênh, ký ức sẽ được lôi ra đánh bóng ở một tương lai nào đó như thể mình là gã tự đại với thái độ biết ơn.

***

Early mornings, rainy afternoons, and human nature, like Saigon, are often easily forgotten. The old man is no different! In his twilight years, he reflects and takes notes, as a reminder of the importance of “gratitude.”

This theme is not new! Gratitude in the workplace. The old man focused on listening as she talked about gratitude on a bright sunny afternoon, sitting under Samco’s roof, just beneath a Toyota Ben Thanh showroom like a bunker, sitting on a low chair enjoying a bowl of golden-fried tofu with fragrant dipping sauce, adding finely chopped chilies for a spicy kick, creating a feeling of fullness.

In his eyes, she was one of those who truly understood Toyota’s philosophy; she had built a way of living, a mindset based on that belief. The old man realized that there was no need to argue or debate about a simple truth: what’s excessive is lost! But every individual is a unique entity; differences are something everyone can see, as a form of respect for the woman offering him a bowl of tofu in soy sauce.

Both of them talked about gratitude. At this moment, gratitude was not just about religion; both of them also talked about people leaving the Toyota family.

They – the people who stepped out of the Toyota family, unlike the soldiers in Quang Dung’s army who “never look back.” They looked back at the place they used to be, and when they left, they realized that they had fallen in love. They expressed their gratitude and love in various ways, by maintaining relationships, by writing down their emotions, or simply by preserving memories through sharing moments from the past.

Gratitude in the household. That’s about them; the colleagues who used to be. Now, let’s talk about family. When Saigon began to experiment with the “new normal” of life, the old man embraced the emotions he had experienced to be grateful for what he had received. He realized that this topic might seem sentimental and nostalgic, but it was a genuine emotion and a topic that had been talked about a lot recently. So, the old man gathered cherished memories, carefully preserving them to keep those memories alive, as a way to express gratitude.

Gratitude can be expressed anywhere and at any time! Every night, the old man looked up at the ceiling and imagined, along with the kids, distant stars, galaxies, or simply a forest where they began building treehouses or sometimes joined in the adventures of their favorite characters.

Gratitude can also be expressed through meals, without the need for complexity. Gratitude is something to eat. The old man never forgot to open the fridge every morning, looking for food to warm up, or simply a piece of bread smeared with butter and jam, as a habit formed during the pandemic. He never forgot that joy often arose from hunger. Delicious thanks to hunger.

Gratitude is something to drink. When the pandemic was happening, every morning, the old man would inhale the scent of the coffee to start his day, as a way to comfort himself, having been neglected for a long time, amidst the jazz music echoing with old melodies. He immersed himself in memories and savored the flavors of the past. Sometimes, boiling water was left to cool, but he and his family still enjoyed it together, as if they were bestowed with sacred water that was hard to find.

Gratitude is a place to sleep. At the beginning of the pandemic, the old man and his family abandoned the air conditioner and instead all used natural ventilation as an arrangement, quietly in the absence of industrial noise, listening to the sound of passing vehicles outside as if the whole family had left the city and returned to their hometown, taking a long breath during the pandemic with their loved ones, still remembering but forgetting some of the noises of their homeland, such as the sounds of cicadas, frogs, or other sounds. The scent of the countryside.

In activities like eating, drinking, and sleeping, time seemed to pass quickly but also slow down. The old man listened more to his grandchildren and shared about life.

The eldest child asked many questions about why things happened the way they did, and he had to search for answers… online.

The second child began to cherish what the old man had recorded; a diary of their father, carefully kept in his small drawer, even though he didn’t know what was written in that diary. It was endearing.

The youngest child started to sing the songs that the old man used to sing with the other two kids, with a high-pitched voice, like a chirping bird, unclear in words, but piercing into the old man’s heart. Love is still there.

Whether it’s about them or about family, they are all like the old man – people who continue their journey in the sales profession. Regardless of how they are, just keep going, and eventually, they will move on. The old man continues to write about this journey, as a way to remember the moments he has experienced, like a stubborn old man who likes to bring out a memory and express gratitude.

Whether it’s about family or about them, they are all like the old man – people who must adhere to the laws of life. After a pandemic season, after a battle for survival, they are now in a hurry to remember and quick to forget, and the old man writes again to etch a vibrant period of life, memories that will be polished in some future as if he were a self-proclaimed sage with an attitude of gratitude.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links