Này em gì ơi!?Tiếng gọi của người đàn ông vang lên, đầy nỗi nhớ nhung. Bà nhướng mắt lên, nếp mi như thể phải cố gắng lắm để có thể mở rộng ra cho con ngươi của bà được tỏ. Lần đầu, bà nghe có người gọi bà là em, tính ra phải gần bốn mươi năm chứ ít.
Một gã đàn ông tóc hóa mây trời, mi mắt của gã đằng sau lớp kính cận có phũ một màu của nắng phai đang kéo lên trên, một gương mặt trắng như vôi cạo vẫn không dấu được nét xương hàm như đẽo gọt từ khi lọt lòng đó, miệng gã nở một nụ cười tươi như thể gặp lại người quen từ khi nào.
Bà chẳng thèm trả lời. Bụng vẫn muốn chửi cho một câu: “Già chẳng nên nết, ai em ông?”
Mà thôi, giờ bà chẳng còn tâm trạng, bà chỉ muốn có một chuyến đi về cho kịp đón Xuân, nhà cửa giờ chẳng ai lo, lòng bà đã quá nhiều thứ ngỗn ngang rồi. Bà chỉ muốn ngủ một giấc để quên đi tất cả.
Hàng ghế trước bà, âm thanh của một bài hát làm nhạc đệm cho một đoạn clip của đám nhóc trẻ gọi là ca “sỉ”, ca “lẻ” gì đó cất vang: này, này em gì ơi?
Đây là chuyến xe về miền Tây, một trong những chuyến xe duy nhất còn sử dụng…ghế ngồi. Chuyện. Khách giờ thích nằm, ngủ một giấc, thức dậy là đến nơi, chẳng còn thích việc gà gật nghẻo đầu trên một chiếc ghế nữa. Họ cho là bất tiện và chẳng hợp thời.
Này, em gì ơi? Ông già vẫn cố gọi tên, trong tiếng gọi có sự ngọt ngào và nhẹ nhàng, cái chất giọng có phần nào lơ lớ đi. Chất giọng của việc uống nhiều nguồn nước khác nhau từ nhiều mãnh đất khác nhau. Đời ông đã uống nước không biết bao nhiêu là nguồn từ mãnh đất hình chữ S, uống đến tận xứ cờ hoa, nơi mọi người vẫn mơ một giấc mơ Mỹ đó.
Uống nước nhớ nguồn. Ông vẫn nhớ cái đất nước máu đỏ, da vàng; sau bao nhiêu tang thương đi chăng nữa, bạn bè hoặc người thân “dọa” ông về một chế độ vẫn còn dè chừng, bằng các biện pháp theo dõi chặt chẽ và sát sao những con người như ông thế nào đi nữa, thì ông vẫn quyết tâm trở về. Về tìm lại một tình yêu.
Cô gái bên sông đã có chồng. Bà bán nước tuôn trào câu chuyện, như thể tháo nước vào ruộng khi lúa chín đỏ đuôi, kể ông nghe về cô gái mà ông tìm ở bên sông giờ đã trở thành bà của đám cháu nheo nhóc. Lấy chồng, sinh con rồi đẻ cháu. Ông rút thuốc hút thở khói bay hòa với cơn mưa cuối cùng. Tự dưng. Tiếng nhạc “mưa đêm tỉnh lẻ” phát ra nghe sao mặn mòi, nhói lòng như thể đong sầu trong một phút tương tư. Ai chờ ai kia chứ? Ông cũng vậy thôi.
Trước mặt ông, là một người phụ nữ đã sang ráng chiều tuổi. Trong đôi mắt ông, người phụ nữ ngồi trước mắt gợi nhớ đến một bóng hình của năm cũ, cô em trong câu chuyện làng xóm bên đã lấy chồng quay trở lại ký ức ông. Chẳng hiểu sao cứ gọi hỏi. Càng hỏi, người phụ nữ trước mặt ông càng bỏ mắt nhìn ra ô cửa. Xa xăm. Đẹp đến lạ lùng, như thể có đồng hồ thời gian quay ngược, cho ông trở lại tuổi xuân thì của bản thân.
“Gì!?” Bà trả lời trống rỗng, âm u trong lòng. Bực tức vì ông già không biết điều, tuổi già mà còn xưng hô như thế, gọi mình là anh, em. Bà chẳng giấu sự đanh đá, đời luyện bà như thế trong mấy cuộc sinh tồn giữa chợ đời, thêm mấy kiếp chuân chuyên chờ đợi, kiểu gì thì bà cũng xử, xử láng từ con nhỏ bán hàng đầu chợ muốn giành chỗ của bà, cho đến thằng cha muốn thị uy sức mạnh lại thêm võ mồm, bà chỉ ngồi liếp dao.
Bà đanh đá là thế nhưng lại quỵ, quỵ xuống chỉ mới đây thôi trong suốt hàng chục năm trời bà không cho phép mình làm thế. Đời nó khinh.
Trái tim của bà lại đau thương khi nhìn lại hình bóng quá khứ. Một người đã đến thông báo rằng người đàn ông bà chờ đợi suốt bốn mươi năm đã rời bỏ thế gian này, ngày nay nằm yên nơi núi non xa xôi. Tuổi giờ thì chuyện sống chết là thường tình. Dẫu vậy, bà muốn đến tận nơi, day tận mắt như thế bắt gian phải tại trận, cho đã cái nư của bà về câu hỏi vì sao bắt bà phải chờ đợi tận bốn mươi năm.
Vì thế, bà đi, đi tìm kiếm, tìm kiếm để đặt một câu hỏi mà suốt từ xưa đến giờ bà chẳng hề quan tâm tìm câu trả lời. Tuổi đã già.
Ghế em số bao nhiêu 23 đúng không? Ông già cứ chậm rải, giọng có chút gì đó nâng niu. Ông nhìn cái khăn rằn quấn quanh đầu thấy sao quen thuộc đến lạ, chiếc khăn rằn giờ chẳng còn mấy ai đội đầu, chỉ quanh quẩn vài con người nói to, rất to là giữ tìn bản sắc dân tộc, họ vòng qua cổ, để hai tà lòng thòng như một thứ gì đó vướng víu trong mắt người nhìn. Ông thì thích chiếc khăn rằn quấn tóc, quấn rất chặt, dấu hẳn tóc vào trong, để lộ chút gáy trắng ngần như thể trăng len lén nép vào một bóng cây định vượt một con sông.
Khăn rằn đội đầu vào nếp, áo bà ba, quần đen phi bóng phẳng lì, đôi dép đặt thẳng sóng đôi lúc bà gúc một chân lên ngồi ghế.
Ông không biết biết chữ à, vé có ghi mà, số tui số 23? Bà trả lời giọng bực tức. Bà rút một chân lên ghế ngồi, tay phải chống lên cửa sổ của xe nhìn ra đường phố, nơi con người đang tất tả về cho một chuyến xe.
Lòng bà chẳng còn tất tả mà nháo nhào sau câu hỏi của người phụ nữ đi thăm mộ đó: Chị là ai mà ngồi khóc trước mộ chồng tôi? Chiều biên cương, nơi một miền núi bảng lảng xương bay, mắt bà nhòa đi trước hình ảnh người đàn ông hẹn chờ một ngày ra lính đó, miền Tây tạm yên khói lửa, người đàn ông theo tiếng gọi lên đường. Ra đi từ mùa thu đó, đến giờ đã tính bằng mấy chục thu.
Bà vẫn đợi, mấy lời dạm hỏi mối man đều từ chối, cho đến một ngày bà quấn tóc lên sau đầu, đội luôn cả một mãnh khăn rằn để bớt đi những mời dọ hỏi. Hôm nay, ngay chính lúc ngổn ngang này, bà lại gặp một gã già chẳng nên nết. Tức cái cửa mình. Bụng bảo dạ: Tự dưng hỏi số chi trời?
Hàng ghế trước bà, âm thanh của một bài hát làm nhạc đệm cho một đoạn clip của đám nhóc trẻ gọi là ca “sỉ”, ca “lẻ” gì đó cất vang: cắt đôi nổi sầu anh buông tay cắt đôi nỗi sầu? Chiếc xe bắt đầu từ từ lăn bánh ra khỏi bến xe, bác tài nhắc nhở mọi người tranh thủ cất ổn định chỗ ngồi. Một cặp vợ chồng ngồi cùng hàng đang tất tả với đứa bé sơ sinh bụ bẩm ọc sữa.
Anh biết chữ, anh hỏi để biết số ghế em ngồi thôi mà, số anh cũng 23? Ông cứ thong thả trả lời, cười nhẹ như mây trôi. Ông thấy sao đến cả lúc đanh đá mà vẫn có nét yêu đến lạ. Ông dự là về lại đất cờ hoa, sau khi đã bắt xe trở lại Sài Gòn, ước nguyện một lần gặp lại của ông cũng đã trọn vẹn sau một đêm ngồi nghe một bài “mưa đêm tỉnh lẻ” lập đi dập lại. Sáng hôm sau, ông đã gặp lại cô gái bên sông, xuống cầu, giặt mấy chiếc trẻ con, nặng rọi xuống một làn da màu lúa chín, ông ở bên sông nhâm nhi vị đắng của cafe pha bắp, ngắm nhìn nụ cười tỏa nắng. Ông nghĩ chắc là cười với ông.
Vậy là ông về lại Sài Gòn, đám con cháu đã thúc giục bằng những cuộc gọi video, lo lắng không biết ông đi một mình có sao không, ông chỉ nói rằng mình đi về khám phá mãnh đất quê nhà.
Ông trở lại Sài Gòn ở những ngày cuối năm, chuyến xe ông đi ngược dòng, tất cả dòng người hướng thẳng về miền Tây. Ông nhìn đám trẻ thôi thúc nhắn tin gọi ông về, hình ảnh của những khung cảnh Giáng Sinh và năm mới ở một đất cờ hoa ngập đầy, nơi ông đã tận hưởng suốt mấy chục năm qua. Ông vẫn thích Tết quê nhà.
Xuống xe, ông lại mua vé ngược về miền Tây, định là sẽ trở lại gặp cô gái bên sông một lần nữa để hỏi cho rõ một câu. Nhắn tin, đám trẻ giật mình, lo lắng chắc có phải vì già mà ông lú lẫn không. Một gã giáo sư nghiên cứu quá nhiều nên con chữ ăn mòn trí nhớ chăng. Ông chẳng quan tâm đến học hàm, học vị đó; nó chỉ gợi lại cho ông một thời vật lộn để sinh tồn và mưu sinh nơi mãnh đất mới, đến khi nhìn lại ông không còn biết mình là ai nữa? Ông tự vấn nhiều lần câu hỏi đó.
Vậy ÔNG VÀO ĐÂY mà ngồi? Mặt bà đỏ phừng phừng lên, khi lấy vé mình ra xem là số …24. Dẫu vậy, bà cũng không ưa cái loại đàn ông hơn thua với phụ nữ, nhường ghế có chết ai, bà giờ chỉ muốn ngắm nhìn phố phường, những con người lướt qua rồi nhòa đi trong trí nhớ, bà chẳng còn muốn gặp ai, nhớ ai nữa. Ngay trong chuyến về này, bà cũng chẳng biết mình sẽ về đâu, cứ như thể quê nhà bà biến mất, trôi dạt ở một nơi nào đó xa xăm, bếp nhà bà sẽ chẳng còn nổi lửa một đêm xuân. Bà nghĩ vậy. Hình ảnh người phụ nữ đặt câu hỏi cho bà với tóc bới cao, ngón tay đeo nhẫn đấy làm bà nhói lòng trong câu nói qua điện thoại: chờ mẹ, mẹ gặp bạn của bố các con!
KHÔNG không, em cứ ngồi đó, anh chỉ muốn chắc ăn mình không nhầm số thôi? Ông miệng nói, tay đã lấy thế đặt thân mình lên ghế, quay sang nhìn bà cười tươi như biến mất tự bao giờ nay gặp lại. Yêu thương.
Hàng ghế trước bà, âm thanh của một bài hát làm nhạc đệm cho một đoạn clip của đám nhóc trẻ gọi là ca “sỉ”, ca “lẻ” gì đó cất vang: vì quá ngu si hay vì em đã yêu vội vàng?
Em về đến đâu? Ông đổi chủ đề khi thấy bà vẫn cương quyết muốn đổi chổ. Gì đó như bản năng, ông xác định sẽ không để chuyện này xảy ra.
Về quê? Bà trả lời cọc lọc. Chẳng hiểu sao lại cứ thế trả lời ông
Quê ở đâu? Ông hỏi tiếp
Ở bến cuối. Bà trả lời
…
Còn ông về đến đâu? Bà hỏi ngược lại
Về quê? Ông trả lời.
Quê ở đâu? Bà hỏi tiếp
Ở bến cuối. Ông trả lời
Hàng ghế trước bà, âm thanh của một bài hát làm nhạc đệm cho một đoạn clip của đám nhóc trẻ gọi là ca “sỉ”, ca “lẻ” gì đó cất vang: Hôn lên bàn tay xin được say trong nụ cười em đắm đuối. Hôn lên bờ môi yêu người thôi yêu từ khi ta thấy nhau
Dáng vẻ người phụ nữ có gì đó gay góc lại mềm ra, như làn gió cuồn cuộn trên nương trời đầy gai góc. Còn người đàn ông, dường như đang tìm lại những mảnh vỡ của tuổi thanh xuân, một lần nữa cảm nhận hưng phấn trong lòng.
Ở hàng ghế trên của ông và bà. Người phụ nữ đang vã mồ hôi ra, hành nghề bói toán, nghe đoạn thoại thấy quen quen giống nhỏ ngồi hàng ghế trên. Đầu năm, từng phán: Tình duyên sẽ đến bất ngờ! Đến giờ, cuối năm, vẫn thấy một mình nó xách ba lô lên về nhà.https://chienphan.blogspot.com/2012/08/tinh-duyen-se-en-bat-ngo.html
(Ảnh: Internet)
***
Hey, dear! The call of the man echoed, full of longing. She raised her eyes, the wrinkles around them seeming to make an effort to open up for her eyes to express. It was the first time someone called her “dear,” almost forty years, to be precise.
A man with cloud-like hair, his eyes behind the thick glasses tinted with the faded sun, a chalk-white face that couldn’t reveal the jawline as sharply carved from the moment he was born, and his mouth blossomed a smile as if meeting an old friend. She didn’t bother to answer. Her stomach wanted to curse: “Old man, who are you calling dear?”
But now, she wasn’t in the mood. She just wanted a trip back to be in time for the Lunar New Year. No one cared about the house now; her heart was too cluttered. She just wanted to sleep to forget everything.
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Hey, hey, dear!”
This was a trip to the West, one of the few journeys still using… seats. Passengers now preferred lying down, sleeping through the journey and waking up at the destination. No one liked nodding off on a seat anymore; they found it inconvenient and outdated.
“Hey, dear!” The old man kept calling, the call sweet and gentle, a tone somewhat diminished. The tone echoed the various sources of water he had drunk from different lands. He remembered the land with red soil and yellow skin; despite many threats and surveillance, he was determined to return, to find a lost love.
The girl by the river was married now. She poured out the story as if pouring water into the fields when the rice was ripe, telling him about the girl he had sought by the river, who had become the mother of chubby grandchildren. Married, had children, and now grandchildren. He took a drag, and the smoke mixed with the last rain. Suddenly, the song “Awakening Night Rain” played, sounding poignant, piercing his heart as if collecting sorrows in a minute of longing. Who was waiting for whom? He was just like that.
In front of him, a woman who had aged gracefully. In his eyes, the woman sitting in front reminded him of an image from the past, the younger sister in the village who had married and returned, stirring up memories. He couldn’t help but ask. The more he asked, the more the woman in front looked out the window. Distant. Beautiful to the point of strangeness, as if a timepiece was turned back, taking him back to his own youth.
“What!?” She replied blankly, a melancholy tone in her heart. Angry because the old man was clueless, addressing her with such familiarity. She didn’t hide her sharpness; life had molded her through survival in the marketplace. Although tough, she knelt down only recently; for decades, she hadn’t allowed herself to do so. Life disdained it.
Her heart ached again when she looked back at the image of the past. Someone had come to announce that the man she had waited for for almost forty years had left this world, lying peacefully in a distant mountainous place. At this age, life and death were commonplace. Nevertheless, she wanted to go there, to witness it firsthand, to catch the deceit in the act, to answer her nagging question of why she had to wait for forty years.
So, she went, searching, searching to ask a question that she had never cared about finding an answer to from ancient times to the present. Age had made her old.
“What’s your seat number, 23, right?” The old man spoke slowly, his tone tender. He looked at the snake-patterned scarf around his head, feeling familiar, but few people wore such scarves on their heads now. A few people spoke loudly, preserving the ethnic identity, winding around their necks to symbolize unity, to bind the two sides like something entangled in the eyes of the beholder. He preferred the tightly wound snake-patterned scarf, hiding his hair inside, revealing a bit of the white neck as if the moon sneaked into the shadow of a tree.
“What’s the number on your ticket? Mine is 23,” she answered with irritation. She pulled one leg onto the seat, her right hand leaning on the window of the bus, looking out onto the street where people were rushing for a ride.
She wasn’t in a hurry and was confused after a woman asked her a question: “Who are you sitting there crying in front of my husband’s grave?” The border twilight, where the mountains sparkled with flying bones, blurred her vision of the man waiting for the military since that autumn, the Western region temporarily at peace, the man setting out upon hearing the call. He left in that fall, and now it had been counted for several decades.
She kept waiting; any attempt to ask was always rejected. Until one day, she tied her hair up, and wrapped a piece of snake-patterned scarf to avoid intrusive questions. Today, at this chaotic moment, she met an old man who was unmannerly. Anger filled her. Her stomach said: “Why suddenly ask about the number?!”
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Cutting sorrow in half, letting go of sorrow?”. The bus began to roll slowly out of the station, the driver reminding everyone to secure their seats. A couple sitting in the same row were busy with their newborn baby.
“Do you know how to read? The number is written on the ticket. Is your number also 23?” She replied with irritation. She pulled one leg onto the seat, her right hand leaning on the window of the bus, looking out onto the street where people were rushing for a ride.
Her face turned red when she took out her ticket to check the number, which was… 24. Nevertheless, she didn’t like men who competed with women, giving up a seat to death. She just wanted to look at the streets, the people passing by and fading away in her memory. She didn’t want to meet or remember anyone anymore. Even on this return trip, she didn’t know where she would go, as if her hometown had disappeared, drifting somewhere far away. Her kitchen would no longer have a fire one spring night. She thought so.
The image of the woman asking her a question with her hair tied high, and wearing a ring on her finger, made her heartache in the words spoken on the phone: “Wait, Mom, Mom is meeting your father’s friend!”
No, you just sit there. I just want to make sure I got the right number, right? He said, with his mouth, taking a posture to put himself on the seat, turning to look at her with a smile that had disappeared for a long time. Love.
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Because of ignorance or because you fell in love too hastily?”
Where are you going? He changed the subject when he saw her still insisting on changing seats. Something instinctive, he was determined not to let this happen.
To the hometown? She answered, reluctant.
Why is that? He continued asking.
To the last stop. She replied.
Where are you going then? She asked back.
To the hometown? He replied.
Where is your hometown? She continued asking.
To the last stop. He replied.
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Kissing the hand, wanting to be intoxicated in your smile.”
The appearance of the woman had something sharp yet soft like a gust of wind rolling in the vast sky full of sharp edges. As for the man, it seemed like he was rediscovering the fragments of his youth, feeling excitement in his heart once again.
On the upper seats of the bus, the woman was sweating, practicing fortune-telling, hearing the dialogue, and finding it familiar, similar to the girl sitting in the upper row. At the beginning of the year, she predicted that unexpected love would come! Until now, at the end of the year, she still felt alone, carrying her backpack and heading home.
NO no, stay there. I just want to make sure I got the right number, okay? He spoke, his hands in a relaxed posture, smiling lightly as if floating clouds. He felt strange even when being sharp, he still had a strange affection. He hoped to return to the land of the flag, after catching a bus back to Saigon, fulfilling the once-full wish after a night of listening to a song “Awakening Night Rain” repeatedly. The next morning, he met the girl by the river again, went down the bridge, washed a few children, rubbed down on a skin as ripe as rice, he sat by the river enjoying the bitter taste of cornflakes, watching the radiant smile. He thought she might be smiling at him.
So, he returned to Saigon; the children and grandchildren urged him through video calls, worried about whether he would be okay going alone. He just said he was going to explore his homeland. He returned to Saigon in the last days of the year; the bus trip was against the flow, and everyone was heading straight to the West. He looked at the kids urging him to return, images of Christmas and New Year scenes in a flower-filled land where he had enjoyed for decades. He still loved the Tet of his hometown.
Getting off the bus, he bought a ticket back to the West, intending to return to meet the girl by the river once more to ask a clear question. Texting, the kids were startled, probably worried because he was old and confused. A professor who researched too much might have eroded his memory. He didn’t care about academic titles and degrees; it just brought back memories of a time of struggle for survival and livelihood in a new land, until he looked back and didn’t know who he was anymore. He asked himself that question several times.
So, WHERE DO YOU GO to sit here? Her face turned red, and she took out her ticket to check, the number is… 24. Nevertheless, she also disliked men who were arrogant with women, giving up a seat to anyone. She just wanted to gaze at the streets, the people passing by and fading away in her memory. She didn’t want to meet or remember anyone anymore. Even on this return trip, she didn’t know where she would go, as if her hometown had disappeared, drifting somewhere far away. Her kitchen would no longer have a fire one spring night. She thought so.
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Cutting sorrow in half, letting go of sorrow?”. The bus began to roll slowly out of the station, the driver reminding everyone to secure their seats. A couple sitting in the same row were busy with their newborn baby.
Where are you going? He changed the subject when he saw her still insisting on changing seats. Something instinctive, he was determined not to let this happen.
To the hometown? She answered, reluctant.
Why is that? He continued asking.
To the last stop. She replied.
Where are you going then? She asked back.
To the hometown? He replied.
Where is your hometown? She continued asking.
To the last stop. He replied.
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Because of ignorance or because you fell in love too hastily?”
Where are you going? He changed the subject when he saw her still insisting on changing seats. Something instinctive, he was determined not to let this happen.
To the hometown? She answered, reluctant.
Why is that? He continued asking.
To the last stop. She replied.
Where are you going then? She asked back.
To the hometown? He replied.
Where is your hometown? She continued asking.
To the last stop. He replied.
In front of her, the sound of a song accompanied a video clip of some kids singing a “teasing” or “odd” song: “Kissing the hand, wanting to be intoxicated in your smile.”
The appearance of the woman had something sharp yet soft like a gust of wind rolling in the vast sky full of sharp edges. As for the man, it seemed like he was rediscovering the fragments of his youth, feeling excitement in his heart once again.
On the upper seats of the bus, the woman was sweating, practicing fortune-telling, hearing the dialogue, and finding it familiar, similar to the girl sitting in the upper row. At the beginning of the year, she predicted that unexpected love would come! Until now, at the end of the year, she still felt alone, carrying her backpack and heading home