CHỢ (7) Cô gái sống mãi với thanh xuân

2020 - 01, chợ,tản mạn cuộc sống,2020,tan man cuoc song, chien phan,blog chien phan, chợ Tết, tết

CHỢ (7) Cô gái sống mãi với thanh xuân

CHỢ TẾT NGÀY XƯA   HUỲNH TIẾN NGHIÊU  sưu tập    A. CHỢ TẾT HÀ NỘI XƯA                                 Chợ Đồng Xuân và hoa ngày Tết bán tr...


Chợ quê giờ lấn sông sau thời kỳ quy hoạch được bê tông hóa gần như toàn bộ chứ không chỉ là một khoảng như ngày xưa được gọi là “nhà lồng chợ”; dời đi dời lại mấy nhóm hàng (bông, hoa, cá, thịt…) ở mấy khuôn chợ đó sau một thời kỳ quy hoạch, chẳng biết là để cho tiện đường hay sạch sẽ (hay vì lý do gì khác thì chẳng biết) mà cứ thế nhóm hàng cứ dời lại dời đi như kẻ ở, người đi với chợ.Người đi, kẻ ở phần nhiều ở tuổi tác – cứ hết đời mẹ lại đến đời con, sức không còn thì trong trí nhớ của mình mới thấy vài người bỏ chợ. Bỏ thì nhớ.

Người đi, kẻ ở thì chợ vẫn xôn xao như cô gái cứ sống mãi với thanh xuân của mình.Chắc là người đi, kẻ ở lỡ yêu cô gái sống mãi với thanh xuân của mình! Lỡ yêu cái cô gái của ngày xưa sóng nước mênh mông, chờ đón mấy chiếc ghe chở hàng đầu hôm, dọn hàng đầu xóm; mấy chiếc yêu với kiếp nghèo nên bám chợ ở luôn.

Giờ thì chợ lấp luôn sông, cô gái sống mãi với thanh xuân của mình không còn biết những chiếc ghe hàng ấy về đâu, cứ thế đợi mong với tuổi thanh xuân của mình như hẹn hò sẽ gặp nhau sớm thôi.Ghe đi thì siêu thị C, bách hóa X, tiện lợi V…cũng tìm về nơi đấy tỉnh, sống cùng chợ. Đất tỉnh đang chuyển mình theo chuyện: sạch, xanh. Đâu hay, sạch, xanh lại đến từ mấy nguồn chợ.

Có mấy người hỏi: chợ có gì hơn!?    

Mấy người nói: hỏi không sợ làm chợ buồn!?

Siêu thị, bách hóa, cửa hàng tiện lợi thực hiện mấy lời chào theo đúng điệu, đúng bài khi nhiệt độ của dàn máy lạnh công nghiệp đang tỏa ra nhiệt tình được căn chỉnh và mấy món hàng được sắp xếp sao cho khoa học để bán được nhiều hàng trong mắt người mua sao cho “vừa tầm”.

Siêu thị, bách hóa, cửa hàng tiện lợi bọc mình trong những tiêu chuẩn như chính trong không gian công nghiệp đấy! Có phải vì vậy mà chợ giờ sức bán không bằng chợ xưa!? Có phải vì chợ không thiết tha đi tìm mấy tiêu chuẩn dành cho mình như bản tính kiêu kỳ của cô gái sống mãi với thanh xuân đấy!?

Người bán, người mua vẫn giữ mấy lời hỏi han như quen biết tự bao giờ bởi vì không nhớ tự bao giờ đã quen. Đến khi nước lạ, người dưng gặp mãi thì cũng hóa thành người quen! Chợ giờ thay đổi mấy lời hỏi han của miền Tây sực nức của anh ba, chị tư…

Chợ giờ ít nhiều thay đổi gọi tên theo kiểu nhân tình thế thái vì ai đó cứ phải nặng nề chuyện nhớ một cái tên. Chợ thuộc lâu rồi!Trước lạ, sau quen. Người già hỏi thăm người trẻ về người “cũ” sao lâu quá không thấy ra để hỏi han đâu đó chuyện tình già, dăm bà ngày Tết như nhắn gửi nhau chuyện trước sau như một.

Thế là người già lại quen người trẻ, cứ thế đến một ngày chuyện cũ lập lại, người trẻ hóa già hỏi người già hóa “cũ” đâu rồi sao không thấy người bán ở nơi đây.

Người tình tóc bạc ngồi đoán chắc năm nay Tết về sớm. Công chức, công nhân chưa lãnh lương để hưởng cái Tết tròn đầy khi nghe đài đưa tin thì chẳng phải, nhìn vào “sức chợ” là biết ngay. Tết năm nay, chợ xuống sức nên chờ sang năm. Mấy người như người tình tóc bạc được xem như già.Người tình tóc bạc ngắm nhìn chợ mới khang trang, giăng mùng giữ chổ, sợ sớm mai thức dậy có người giành. Xưng con, gọi bà – giọng nói đáp lại khi nghe người tình bóc bạc người đùa.Chợ mới sang trang thì tính cạnh tranh vẫn còn mang hồn cũ, dù rằng thiếu mấy tiếng rao vang dội khắp mấy chợ phiên cuối cùng. Ngẫm. Chắc là cô gái ấy cứ mãi mộng mơ với đời mình yêu thương rồi trộm nhớ mấy chiếc ghe hàng của đầu hôm nhóm chợ.

(Hai mươi bảy Tết năm Kỷ Hợi)

***The hometown market, now expanding across the river after the planned period, has been almost entirely concretized, not just a space like the old days referred to as the “cage market.” The market groups (flowers, fish, meat, etc.) have been moved back and forth in those market areas after a planning period. It’s unclear whether this is for convenience or cleanliness (or for some other reason), but the market groups keep moving as if they live, traveling with the market.
Those who leave and those who stay are mostly elderly. It goes from mother’s generation to the children’s generation. When their strength fades, they remember a few who left the market. Once they leave, they remember. Those who leave and those who stay, yet the market continues to bustle, like a girl living forever in her youth.
Perhaps those who leave and those who stay accidentally fall in love with the girl who lives forever with her youth! They accidentally fall in love with the girl from the old days, amidst the vast waves, waiting for the boats carrying goods early in the morning, setting up the first stalls in the neighborhood; those boats, tied to the market because of poverty, are now gone. Now, the market has filled the river, and the girl living with her youth no longer knows where those boats went. She keeps waiting with her youth, as if a rendezvous will happen soon.
When the boats leave, supermarkets C, grocery store X, convenience store V… also return to that place, awakening and living with the market. The provincial land is transforming itself in terms of cleanliness and greenery. Well, cleanliness and greenery come from several market sources.
Some people ask: What’s better about the market!? Some say: Don’t ask, or the market will be sad!?
Supermarkets, grocery stores, and convenience stores carry out their greetings in the right manner, right tone, while the temperature of the industrial air conditioning units is adjusted enthusiastically, and the items are arranged scientifically to sell as much as possible to buyers’ eyes at the “right level.” Supermarkets, grocery stores, and convenience stores wrap themselves in standards as if within an industrial space! Is it because of this that the market’s sales force is not equal to the old market!? Is it because the market does not earnestly seek standards for itself, like the inherent arrogance of the girl living forever with her youth!?
Sellers and buyers still maintain a few familiar greetings as if they have known each other forever because they don’t remember when they became acquainted. When encountering strangers for a long time, they eventually become familiar! The market now changes a few Tây Ninh-style inquiries of Mr. Ba, Mrs. Tu… The market has somewhat changed the way it calls names, following the natural way of human affairs, because someone has to carry the burden of remembering a name. The market has been around for a long time!
First strange, then familiar. The elderly ask the young about the “old” person, wondering why they haven’t seen them around to ask about old love, a few days before Tet, like sending each other messages about the past and future as one. So, the elderly become familiar with the young again, and it continues until one day the old story repeats itself. The young become old, asking the old about the “old” person, wondering where they are and why they don’t see the seller in that place.
The lover with silver hair guesses that Tet will come early this year. Civil servants and workers who have not received their salary to enjoy a full Tet will not be able to do so until the news announces it; it’s not because of that, it’s by looking at the “market’s strength.” Tet this year, the market is losing strength, so wait until next year. Some people like the lover with silver hair are considered old.
The lover with silver hair admires the new market, orderly and securing spots, afraid that someone will take them when they wake up early. Calling each other “child,” addressing each other as “ma” – a voice responds when the lover with silver hair teases.
Even though the new market is modernized, the competitive spirit still retains the old soul, although the loud announcements echoing through the last few market sessions are somewhat lacking. Contemplating. Perhaps that girl continues to dream about her life, still in love and secretly longing for those boats from the beginning of the market group.
(Twenty-seven Tet in the Year of the Pig)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links