CHỢ (8) Đừng phụ nơi mình đã sinh ra!

tản mạn cuộc sống,2021,2021 - 02,tan man cuoc song,chợ, chien phan,blog chien phan,tet, cho tet

CHỢ (8) Đừng phụ nơi mình đã sinh ra!

Hai mươi sáu Tết. Người đông. Ông già chở thằng nhóc thứ hai băng thông tìm về, lách người như kiểu tuổi trẻ tránh phu thê. Hồn thề. Ghi lại mấy cảm xúc cho mãnh đời tiếp theo về nơi cha đã từng sống và lớn lên: Chợ. 

Phải là bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Mấy tiếng đời bỗ bã gán cho. Chợ. Vẫn sống hay dưới miệng đời miệt khinh. Chợ. Thấp lùn và đen tối trong mấy tiếng nói của đời. Nó cứ thế đi ngang, về dọc. Trong mấy tiếng khinh miệt. Tạm gọi là văn hóa. 

     Thấy lỗi nào đâu do Chợ. Chợ sống cũng nghĩa tình như kiểu thương nhau rồi để đó. Giống. Nó cứ nhớ đêm về; hai mươi bảy Tết, ngồi đếm nóp mùng trên sạp hay mấy câu hẹn thề thèm về với Chợ ở những phút lâm chung của một đời gắn bó, dặn dò lại với cháu con. 

Phải là bán mặt cho đất, ban lưng cho trời. Mấy tiếng đời nghiệt ngã gán cho. Chợ. Vẫn sống tốt dưới miệng đời nhân sinh. Chợ. Hèn mọn và tạp nham trong mấy tiếng nói của đời. Nó cứ thế đi dọc, về ngang. Trong mấy tiếng đời miệt thị. Tạm cho là xã hội. 

     Thấy lỗi nào đâu do Chợ. Chợ sống cũng chân tình như kiểu yêu nhau rồi để đó. Kiểu. Nó cứ hẹn đêm về, gặp người buôn năm nũ, hẹn hò chờ sáng cuối ba mươi, ngồi nghe cười sang sảng, chuyện của chú Tám, bà Hai…ngồi lai rai chửi đổng, người cười sau tiếng chửi về mấy bộ phận con người hay mấy hành vi duy trì nòi giống. Đậu…với đường… các kiểu. 

Tất cả lại hóa hư không

Chợ bây giờ vẫn sống dù về bên sông lắp, chợ rẽ ra đường trán lán o, người ngồi dưới khung rạp chứ không phải dù che. Mấy người khiêng đâu mất, trong tiếng gọi với theo, thêm cây chỗ này, đặt cây chỗ kia. Hồn lìa. Người bây giờ ở đâu? 

Truyền đời hai thế hệ. Nó thuộc thế hệ thứ hai sinh ra từ chợ đó, nên bây giờ về lại để không phải phụ nơi đã từng. Biết đâu. Thêm một tiếp nối hiểu về Chợ với tình yêu. Dìu dắt. 

Mấy cảm xúc rau, củ, quả trong ánh mắt, tay cầm. Thằng nhóc ngẩng tò te, trong ánh mắt cười của nó. Yêu. Hôn lên môi vị Chợ thấy gì đấy có cay chua, mặn nồng. Mấy cảm xúc vàng ươm, tắm lên tâm hồn trẻ. Nhắc. Nơi của cha đã lớn lên, không phải là đầu đường nhưng đã từng là xó chợ. Để mai này con khôn lớn, đừng phụ nơi mình sinh ra.

***

Twenty-six Tet. The crowd. An old man carries his second grandson, the banner of nostalgia, weaving through the people like the way the youth avoids spouses. Swearing. Recording emotions for the next phase in the place where the father once lived and grew up: the market.

Must sell the back to the sky, sell the face to the land. Life’s burdens are assigned to it. The market. Still alive or under the scornful mouths of life. The market. Short and dark in the words of life. It just goes back and forth, up and down. In the scornful life. Temporarily called culture.

Seeing no faults due to the market. The market lives, meaning mutual affection like loving each other and leaving it there. Similar. It just remembers the night coming back; the twenty-seventh Tet, counting the covered hats on the stall or the promises longing to return to the market in the last moments of a lifetime, advising again with the grandchildren.

Must sell the face to the land, lift the back to the sky. Life’s cruel words are assigned to it. The market. Still thriving under the mouths of human life. The market. Humble and sordid in the words of life. It just goes up and down, back and forth. In the scornful life. Temporarily called society.

Seeing no faults due to the market. The market lives, being sincere like loving each other and leaving it there. Like. It just promises to come back at night, meets traders and buyers, waits for the early morning on the thirtieth, listens to the lively laughter, the stories of Uncle Tam, Mrs. Hai… sits cursing, the person laughing behind the curse about human body parts or behaviors to maintain lineage. Beans… with sugar… all kinds.

Everything turns into nothingness.

The market is still alive now, even though it has moved to the riverbank, the market forks to the road, not under the protective canopy but under the open sky. Where did the carriers go, in the call to follow, add a pole here, put a pole there. The soul is separated. Where are people now?

Passing down two generations. It belongs to the second generation born from that market, so now it returns to avoid being unfaithful to the place it once belonged to. Who knows. Another continuation to understand the market with love. Guiding.

Emotions of vegetables, roots, and fruits in the eyes, in the hands. The little boy looks up, in his eyes, a smile. Love. Kissing the lips of the market, feeling something spicy, sour, salty. Golden emotions, bathing the young soul. Reminding. The place where the father grew up, not just a street corner but once a market alley. So that in the future, when the child grows up, don’t be unfaithful to where you were born.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links