Thanh xuân giã từ là khi nào?
Nó đến sớm hơn giờ hẹn với đám nhóc sinh viên, nên vòng qua Lữ Gia để tìm lại gặp cặp tình nhân đi theo ngày tháng tình vẫn nồng nàn như không bao giờ phai nhạt ấy. Nhớ. Thuở mười lăm năm trước, người chồng tóc bạc trắng đầu vẫn cứ mấy câu anh, em ngọt bùi như hột mít vùi tro ở mỗi sáng phụ vợ bán sữa đấy. Sài Gòn khi ấy nắng đượm vị ngọt của tình yêu. Bây giờ. Hai vợ chồng không còn đấy. Nó tự hỏi thanh xuân của tình yêu đó có phải đã giã từ bởi thời gian? Nếu có thì đã bao giờ?
Thanh xuân ở lại là khi ta vẫn còn với ngây ngô.
Băng qua bãi xe, nó vào bằng cổng sinh viên ở mặt đường Tô Hiến Thành, bỏ lại cô cậu học trò đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, đang ngồi học bài trên mấy chiếc bàn được sắp xếp dọc lối hành lang. Ngộ. Sân trường đại học ngợp bãi cỏ xanh đang bị xẻ ngang, xẻ dọc bởi những sân chơi bóng rổ, bóng đá dành cho sinh viên. Một chú nhóc sinh viên đang thu hút tầm nhìn của nó khi đang vui chơi cùng chú mèo con. Ngây ngô. Đôi mắt và nụ cười của tuổi trẻ, đang nói gì đấy với thằng nhóc em đi cùng.
Lặng im. Nó thấy mình như sống lại ở một khoảng đời tươi đẹp của một kiếp con người. Đó là lý do nó thích những con người trẻ. Họ tiếp cho nó sự nhiệt tình của một khoảng đời trôi đi không do dự, giờ chỉ biết gìn giữ bằng cách tiếp xúc với ngọn lửa của thanh niên, để bắt lửa rồi bùng cháy theo khi cảm nhận thời gian đang làm phôi phai ít nhiều lửa trẻ. Sự ù lì bắt đầu ghì chặt lại những đam mê hay giấc mơ bổng cháy đến rồ dại trong suy nghĩ của người nghe, trong ánh mắt của người nhìn.
Đam mê tạo thành sức hút của tuổi trẻ. Nó ngồi trên gác mái của quán café dã chiến được thiết kế như một demo cho người xem tìm hiểu về hệ thống điện mặt trời là tác phẩm của một cựu sinh viên của trường, lắng nghe chàng trai có vết sẹo đẹp nằm trên mặt, giọng của miền Trung nắng cháy, hiện tại là giảng viên của khoa Cơ khí – khoa có tuổi đời già hơn của tuổi trường khi khoa thành lập năm 1957.
Cuộc sống như chậm lại, sự ồn ào và vội vã của bên ngoài con đường sầm uất đang tan đi như viên đá nằm trong ly café sữa đá. Chàng trai của một thời tuổi trẻ tự tìm kiến thức nơi xứ Đài, giờ về lại làm giảng viên đang say sưa nói về đội bóng, về một mùa hè xanh sắp tới trong sự chờ đợi cái gật đầu của nó. Ngờ nghệch. Chàng trai không hay rằng khi đến gặp nghĩa là đã có cái gật đầu đó từ rất lâu rồi. Bềnh bồng. Hồn nó bay về lại với mấy cánh đồng lúa; tự hỏi, chắc mùa này lúa đang ngậm sữa nên khi lắng nghe về một chiến dịch chuẩn bị về nơi Đồng Tháp ấy, nó cảm nhận một hương tóc mạ non như vờn quanh tỏa một mùi xanh ngát của đồng ruộng mênh mông, như muốn đưa tay thả xuống lòng sông, bốc mộ ngụm đất lên để ngửi cái mùi lạc mất đã bao năm.
Thiếu thời & thanh xuân cứ như ở mãi với những con người nơi ấy trong đôi mắt to tròn ngợp ánh nắng của ruộng đồng. Nó lắng nghe chàng giảng viên say sưa kể về đời mình, trong khi sinh viên ôn bài xung quanh đang thôi miên ánh mắt nó. Đó là lý do nó thích những con người trẻ – chẳng ngại ngần riêng, chung hay phân biệt thiệt thua. Đam mê, nhiệt tình và ngờ nghệch, ngu ngơ.
Nó chuyển cách xưng hô gọi em bằng thầy sang anh, vì thấy rằng mình nên sống đúng tuổi của mình để tránh em có sự sượng sùng trong câu nói. Say sưa là cảm xúc cần được vẹn nguyên.Mấy đứa nhóc trẻ theo cùng nhìn ngắm những chiếc máy từ thời Pháp, Nga…lướt qua sân trường rộng hàng chục hecta, đúng với danh xưng là trường đại học rộng nhất nội thành Sài Gòn ấy.
Mấy hạt mưa bay lất phất trên đầu, đưa nó trở lại với cuộc sống thường trực ngày. Nó chào tạm biệt em khi lòng vẫn còn đau đáu một câu hỏi. Liệu đám nhóc nó dẫn đi cùng có phải gửi lời chào tạm biệt với thanh xuân quá sớm trên con đường cùng nó đi tìm sự liên kết để học hỏi và phát triển; ngỡ đâu trên con đường ấy thanh xuân đã trôi đi ở một ngã đời nào không hay? Học và làm, làm và học. Nhưng cuộc sống không chỉ có bao nhiêu đấy, tự trong đáy lòng mình, nó muốn ngắm nhìn đám trẻ sống với thanh xuân của mình trọn vẹn từng phút giây. Lẫn quẫn, đâu đấy câu hỏi về một tuổi thanh xuân.
Có phải thanh xuân giã từ lúc chúng ta bắt đầu nghi ngại!?
Một khoảng đời của đám trẻ cười nói hôm nay với cuộc sống “tối ăn bánh mì”, “thích mấy món lề đường: hủ tiếu gõ, mì gối nước sôi thêm cái trứng gà”, hay ấp ủ trở thành một “anh thanh niên” được tình yêu dẫn lối rời bỏ mãi mê, mông mơ để bắt đầu với cô đơn tự tạo, nghêu ngao mấy khúc cả của đời mình nhưng đôi mắt không còn trong veo nữa. Thanh xuân đã từ giã tự khi nào không hay.
***
When does youth say goodbye?
I came earlier than expected. I arrived ahead of my scheduled meeting with the students, so I wandered around Lữ Gia, hoping to catch sight of the couple who, after all these years, still cherished their love as if I had never faded. Memories.
Fifteen years ago, the husband, now with white hair, would still tenderly call out to his wife with sweet words, just like the warm, roasted jackfruit seeds they sold every morning. Back then, the Saigon sun was infused with the sweetness of love. But now, the couple is no longer there. Have the youth of that love been bid farewell by time? And if so, when did it happen?
Youth remains as long as we still hold onto innocence.
Crossing the parking lot, I entered through the student gate on Tô Hiến Thành Street, leaving behind the students of Hochiminh University of Technology sitting and studying at the tables arranged along the corridor.
How strange. Once covered in lush green grass, the university courtyard was now crisscrossed by basketball and football courts for students. A young student caught his attention, playing with a kitten. Innocence. The eyes and smiles of youth were speaking to the younger sibling beside him. In silence, I felt as if I were reliving a beautiful part of life.
That’s why I cherished the company of young people. They reignited in him the passion of a life once lived without hesitation, now only kept alive by engaging with the fiery spirit of the youth, to catch the flame and burn along with it, as time gradually dims the fire of youth. Lethargy begins to suppress the wild passions or dreams that once burned brightly in the minds of listeners, in the eyes of the onlookers. Passion is what makes youth so captivating.
I sat in the loft of a makeshift café, designed as a demo for those curious about the solar energy system, a creation of a former student. I listened to a young teacher with a beautiful scar on his face, speaking with the accent of the sun-scorched Central Vietnam, who is now a lecturer in the Mechanical Engineering Department, a department older than the school itself, established in 1957.
Life seemed to slow down, the noise and hustle of the busy street outside dissipating like the melting ice in his iced coffee. The young man, once a student who sought knowledge in Taiwan, now a lecturer, passionately talked about his soccer team, and about the upcoming Green Summer campaign, all while waiting for his approval. Naïveté.
The young teacher didn’t realize that my presence alone was already an approval given long ago. Floating. My soul drifted back to the rice fields, wondering if the rice was now at the milk stage, as I listened to the plan for the upcoming campaign in Đồng Tháp province. I could almost smell the fragrance of the young rice plants, their scent swirling around me like a fresh green breeze from the vast fields, making him want to dip my hands into the river, grab a handful of soil, and inhale the scent long lost for many years.
Youth and innocence seemed to linger in the eyes of the people from that place, their large eyes full of sunlight and fields. I listened intently as the lecturer shared my life story, while the students around me studied, their concentration captivating his gaze.
That’s why I loved young people—unfazed by personal or collective gains, by winning or losing. Passion, enthusiasm, and naivety. I switched his form of address from “you” to “teacher,” and then to “brother,” realizing that he should live his age, to avoid making him uncomfortable. Passion is a feeling that should remain pure.
The young ones accompanying him admired the old machinery from the French and Russian eras, strolling through the university’s sprawling campus, the largest in Saigon’s urban area.
A few drops of rain lightly brushed against my head, bringing me back to my daily life. I bid farewell to myself with a lingering question. Would the young ones I brought along have to say goodbye to their youth too soon on the path of learning and growth? Perhaps on that very path, the youth had already slipped away at some unknown crossroads? Study and work, work and study. But life is not just about those things; deep down, I wanted to see the young ones live their youth fully, savoring every moment. Somewhere, the question of youth lingered.
Does youth say goodbye when we begin to doubt?
The youthful lives of children today, with their “evening meals of bread,” their “love for street food like hủ tiếu gõ or instant noodles with a poached egg,” or their dreams of becoming “young men” led by love to abandon endless dreams, only to begin a self-created loneliness, humming the songs of their lives, but with eyes no longer clear. Youth has bid farewell without us even realizing it.