Nhật ký của cha – Nên – Những đứa trẻ học nhạc – Dad diary – Nen – Kids learn piano

2024,2024-09,nhat ky cua cha, nhật ký của cha, chien phan,blog chien phan,nhung dua tre hoc nha, những đứa trẻ học nhạc, bao yagi, bão yagi, julie, merci, lavie

Nhật ký của cha – Nên – Những đứa trẻ học nhạc – Dad diary – Nen – Kids learn piano

“Em có nghe mùa thu, mưa bay lá đổ…”

Tiếng đàn vang lên trong căn phòng nhỏ, Khi ông già lướt ngón tay trên tổ hợp Đô trưởng, đượm buồn quyện vào không gian như những giọt mưa rơi nhè nhẹ ngoài trời. Phía sau ông già, tiếng đám trẻ vang lên xen lẫn tiếng cười đùa, có đứa khúc khích: “Ba gà quá!”

Sài Gòn bắt đầu trút bỏ đi cái nắng lưu manh của hạ, để bắt đầu đón nhận những đợt mưa rào. Trời Bắc thì vào thu, hoa của tứ thời, cúc đang bung nở. Nghe đài báo bão, những cơn bão đang càn quét đến cuộc sống của mọi người. Nhắn tin. Thăm hỏi. Bình an.

Trong căn nhà nhỏ, ông già và ba đứa trẻ say sưa nói chuyện về những hợp âm, về một giai điệu, về thanh âm của cuộc sống.

Nghêu ngao. Thuở lên năm, lên mười, chỉ lấy nước làm trò tạo những âm thanh. Ngờ nghệch. Lắng nghe tiếng mưa lộp độp trên mái nhà, hay chỉ ngồi ngắm nhìn bong bóng nước vỡ tan trên mặt sông. Mênh mông. Giờ cùng trẻ làm quen lại với những nốt trắng, đen giăng đều trên khung ngủ cung như những sợi chỉ đan cửi. 

Lắng nghe ngón tay kể chuyện trên phím đàn, thanh âm thanh ngôn từ, chuyện được kể bằng giai điệu.

Chú nhóc Merci, miệt mài luyện tập các bản nhạc thính phòng, như thể vẽ từng đường nét lên bức tranh âm thanh của mình. Một câu chuyện kể từ nhà Chibi. Những giai điệu nhẹ nhàng của “Howl’s Moving Castle”, hay réo rắt của một Beethoven Virus được anh chàng hâm mộ, luyện mãi như thể chỉ còn nốt nhạc để vui cùng, để rồi luyện tiếp với một bài quen thuộc “Happy Birthday”. 

Cô giáo dạy đàn từng bảo chú nhóc thiếu cảm âm – cảm xúc còn mơ hồ, dường như chưa hòa quyện với từng nốt nhạc. Nhưng một ngày nọ, cảm xúc trở lại. Như một giọt nước tràn ly, cảm xúc dâng lên mạnh mẽ, chú nhóc thả hồn vào giai điệu, từng ngón tay nhảy múa trên phím đàn, không cần nghĩ đến những nốt trưởng, nốt thứ đã thuộc lòng.

Đó là khi Merci thi trượt trường Trần Đại Nghĩa. Cảm xúc ùa về, như một nghệ sĩ thực thụ, chú nhóc đã để âm nhạc cất lên từ chính tâm hồn mình. Và ông già tự hỏi, có phải nghệ sĩ nào cũng tràn ngập cảm xúc, khi mất đi thì chẳng còn là họ nữa? Họ cứ mải miết tìm kiếm, chôn kín cảm xúc ấy, dù đó là niềm vui hay nỗi buồn, bởi cảm xúc là cội nguồn của sáng tạo.

Laive, cậu “ba gào” là tên của bà vú gọi, thì dường như không mấy nhiệt tình với những bài học nhạc. Cô giáo thỉnh thoảng phát cáu khi cậu cứ đàn sai những nốt cơ bản. “Không Si là Fa thì là gì?”, cô giáo bực dọc hỏi khi Laive trả bài hời hợt. Cô nhớ lại một buổi tối thu nọ, khi cô cho hai anh em đứng ngoài ban công lắng nghe nốt nhạc. Lúc ấy, chú em được đánh giá cao hơn. Còn ông già, đứng núp ở góc phòng, cười thầm trước sự lúng túng của Laive, cậu con trai sao mà giống ông già đến lạ.

Cô bé Julie thì lại khác. Julie không thể ngồi yên với những nốt nhạc. Vài giây sau khi ngân nga, cô lại quay trở về với niềm đam mê đất sét của mình. Tẽn tò. Lúc ông già và em nói về một người bạn trai học cùng lớp. Tủm tỉm. Cô nhóc của ông già ngân nga những giai điệu của riêng mình. 

Ngoài phố, những giọt mưa thu rơi lộp độp, xen lẫn tiếng nhạc vang lên trong căn nhà nhỏ. Ông già kết thúc bài nhạc bằng một nốt Đô trưởng – nốt nhạc mà ông yêu nhất, đầy trọn vẹn và ấm áp, giống như mùa thu ngọt ngào và sâu lắng. Một gã amateur thuộc mỗi một hợp âm. 

“Em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương”

(Ảnh: Internet)

***

“Do you hear autumn, with the rain and falling leaves…”

The sound of the piano echoed softly in the small room as the old man’s fingers danced over a C major chord. The melancholy notes blended seamlessly into the space like the gentle raindrops falling outside. Behind him, the children’s voices chimed in, laughing and teasing, one of them giggling, “Dad, you’re so bad at this!”

Saigon began to shed its blazing summer heat, ready to embrace the incoming showers. In the North, autumn had arrived, and the chrysanthemums were in full bloom. The radio warned of approaching storms, as hurricanes loomed, sweeping through people’s lives. Messages were sent. Concerns were expressed. Everyone wished for safety.

Inside the cozy house, the old man and three children were engrossed in their conversation about chords, melodies, and the sounds of life.

Back in his childhood, when he was five or ten years old, he used to make playful sounds with water, listening to raindrops pattering on the roof or watching bubbles burst on the river’s surface. Those were expansive, boundless moments. Now, alongside the children, he was rediscovering the black and white notes spread across the staff like threads woven into a loom.

He listened intently as fingers told stories through the piano keys, where each note was like a word, each melody a tale waiting to be told.

Merci, the diligent one, was dedicated to practicing chamber music pieces as if painting every stroke of his soundscape. He played familiar tunes like “Howl’s Moving Castle” and the dramatic “Beethoven Virus,” songs he admired and replayed over and over as if they were his only joy. He then continued with the more familiar “Happy Birthday.”

His music teacher often remarked that Merci lacked emotional depth — the notes were there, but the feelings remained scattered, not fully in sync with the melody. But one day, that changed. Like a cup overflowing, emotions surged within him. Merci let his heart guide his playing, and his fingers danced across the keys, not needing to think about the familiar major and minor chords.

That was when Merci failed to get into Tran Dai Nghia school. Emotions flooded him, and like a true artist, he allowed the music to rise from his soul. The old man wondered: do all artists overflow with emotion? Without it, would they cease to be themselves? They always search for and bury, their feelings, whether joy or sorrow, for emotion is the wellspring of creativity.

Laive, whom the nanny teasingly called “the noisy one,” didn’t show much enthusiasm for music lessons. His teacher would sometimes lose patience when he continued to play the wrong notes. “How can you mistake B for F?” she scolded him after a half-hearted attempt at a lesson. She remembered a similar autumn evening when she had the two brothers stand on the balcony, listening for the notes. Back then, the younger one was more attuned. And the old man, hiding in the corner, chuckled at Laive’s awkwardness, seeing himself reflected in his son.

Julie, the little sister, was different. Julie could never sit still for long with the notes. After humming a few bars, she’d return to her passion for sculpting clay. Embarrassed smiles often accompanied her brief musical interludes. When the old man asked her about a boy in her class, she’d blush and giggle, and then hum a melody of her own creation, lost in her world.

Outside, the autumn rain continued its rhythmic pattern, blending with the music that filled the small house. The old man ended his piece on a C major chord — his favorite note, full and warm, like autumn itself, sweet and profound. An amateur, he knew only this one chord by heart.

“You and I, we dream of that autumn, when our love was fragrant…”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links