“Những tác phẩm nghệ thuật cổ không chỉ là di sản của một thời kỳ, mà còn là tiếng nói của những con người đã sống, đã sáng tạo trong bối cảnh xã hội và văn hóa cụ thể.”
An Nam là An Nam, Trung Quốc là Trung Quốc. Tôi là tôi, bạn là bạn. Louis Bezacier đã chứng minh điều đó thay cho…người Việt trong tác phẩm của mình.
Nghệ thuật An Nam của Louis Bezacier là một tác phẩm đầy giá trị, không chỉ đối với những người nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam, mà còn cho những ai yêu thích nghệ thuật và muốn hiểu sâu hơn về nghệ thuật cổ truyền của xứ An Nam. Cuốn sách này được viết bởi một nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu người Pháp, Louis Bezacier, người đã dành nhiều năm cuộc đời mình để nghiên cứu nghệ thuật và kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Sự tìm tòi khám phá lịch sử tạo giá trị ở tương lai, có lẽ Louis Bezacier cũng không hình dung được sức sống của sự tìm tòi mình sẽ đến đâu. Bản thân nghĩ chắc ông cũng chẳng quan tâm, điều cần là ở hiện tại khi đó, ông cảm thức ý nghĩa của công việc mình. Thế là đủ.
Một trong những điểm nổi bật của tác phẩm này là cách Bezacier khéo léo phân tích và tái hiện lại các giá trị nghệ thuật dân tộc thông qua các kiến trúc cổ, chùa chiền, đền đài, và những hiện vật khảo cổ. Ông không chỉ mô tả về cấu trúc, vật liệu và các yếu tố nghệ thuật, mà còn đi sâu vào ý nghĩa văn hóa, tâm linh đằng sau mỗi tác phẩm, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về nền nghệ thuật phong phú của An Nam.
“Chính tinh thần của dân tộc mới là yếu tố chủ đạo trong sự phát triển nghệ thuật. Nghệ thuật An Nam không chỉ nằm ở sự tinh xảo của những đường nét, mà còn ở tinh thần dân tộc được thể hiện rõ ràng qua từng tác phẩm.”
Bezacier tập trung vào việc mô tả các yếu tố truyền thống trong kiến trúc như đình làng, chùa chiền, và các ngôi đền thờ, nơi mà nghệ thuật chạm khắc gỗ và điêu khắc đá được phát triển mạnh mẽ. Ông ca ngợi sự tinh tế và tài năng của các nghệ nhân An Nam, những người đã biết kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, tín ngưỡng và nghệ thuật để tạo nên những công trình đầy tính thẩm mỹ.
Ông đặc biệt nhấn mạnh đến những công trình chùa chiền, được xem là biểu tượng của nghệ thuật tôn giáo Việt Nam. Những tác phẩm điêu khắc trên gỗ, với các hình tượng rồng, phượng và các biểu tượng linh thiêng khác, thể hiện sự giao thoa tinh tế giữa văn hóa bản địa và ảnh hưởng từ Phật giáo, Đạo giáo.
Cuốn sách mang đến cho người đọc một hành trình khám phá không gian văn hóa nghệ thuật của An Nam, từ những chi tiết nhỏ nhất như hoa văn trên mái đình đến cách bố trí tổng thể của các khu đền đài. Bezacier đã chứng minh rằng, nghệ thuật An Nam không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc.
Tác phẩm Nghệ thuật An Nam của Louis Bezacier là một tài liệu quý giá, giúp người đọc hiểu sâu hơn về nghệ thuật và văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời cũng là một lời nhắc nhở về việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị nghệ thuật mà cha ông đã để lại.
***
“The ancient works of art are not only the heritage of a specific era but also the voice of the people who lived and created within a particular social and cultural context.”
An Nam is An Nam, China is China. I am myself, and you are you. Louis Bezacier demonstrated this truth on behalf of the Vietnamese through his work.
Louis Bezacier’s The Art of Annam is an invaluable piece of work, not only for those studying Vietnamese history and culture but also for anyone who loves art and wants to delve deeper into the traditional art of Annam. This book was written by a French archaeologist and scholar, Louis Bezacier, who devoted many years of his life to studying the traditional art and architecture of Vietnam.
Exploring history creates value for the future. Perhaps Louis Bezacier could not have foreseen how far the vitality of his discoveries would reach. I don’t think he would have cared much either. What mattered to him was the sense of purpose in his work at that moment. That was enough.
One of the highlights of this book is Bezacier’s skillful analysis and recreation of the national artistic values through ancient architecture, temples, pagodas, and archaeological artifacts. He not only described the structures, materials, and artistic elements but also delved into the cultural and spiritual meanings behind each work, helping readers gain a more comprehensive understanding of Annam’s rich artistic heritage.
“The national spirit is the key factor in the development of art. The art of Annam is not only about the intricacy of lines but also about the national spirit clearly reflected in each work.”
Bezacier focused on describing traditional elements in architecture, such as village communal houses, temples, and shrines, where the art of wood carving and stone sculpture flourished. He praised the elegance and craftsmanship of Annam’s artisans, who knew how to harmoniously blend nature, belief, and art to create works full of aesthetic value.
He particularly emphasized the temple structures, regarded as the epitome of religious art in Vietnam. The wood carvings, with their dragon, phoenix, and other sacred motifs, reflect a delicate intersection between indigenous culture and the influences of Buddhism and Taoism.
The book takes readers on a journey through the artistic and cultural landscape of Annam, from the smallest details such as the patterns on a temple roof to the overall layout of sacred complexes. Bezacier demonstrated that the art of Annam is not only aesthetically pleasing but also deeply embedded with cultural and spiritual values.
Louis Bezacier’s The Art of Annam is a precious document that helps readers gain deeper insights into Vietnam’s traditional art and culture. It also serves as a reminder of the importance of preserving and honoring the artistic values that our ancestors left behind.