Việt Nam tôi yêu, Việt Nam Motor show 2025 – Vietnam I love

2024,2024-10, tan man cuoc song, tản mạn cuộc sống, viet nam, viet nam motor show, toyota, chien phan,blog chien phan,tfsvn, mot vong viet nam, một vòng việt nam

Việt Nam tôi yêu, Việt Nam Motor show 2025 – Vietnam I love

 “Ai đã ghim vào những thân tre, bao ký ức xót xa hả mẹ” 

Lời hát ngân nga và vang vọng; âm điệu hào hùng trong chất giọng của Tùng Dương khiến người nghe không thôi rạo rực về đất nước và con người mãnh đất hình chữ S, mang tên Việt Nam. 

Tưởng. Thoáng qua. Cảm xúc về con người và đất nước này trở lại, dội vào trong tâm trí tìm từ để miêu tả, chốt, chọn là yêu.

***

Từ câu chuyện của người trở về, kể về một đất nước xa xôi, nơi “Lá phong đỏ thắm, hồn quê xứ lạ” 

Em – một đồng nghiệp cũ, về từ Cannada. Mùa lá đỗ là mùa em về, vàng cây rợp lá, báo hiệu rõ ràng cho sự chuyển mùa. Như thể chú hải ly cứ bơi đi, bơi về.  Em nói về nơi đấy, đã có một làn sóng người Việt tìm bến đỗ ở nơi đây, trong mối quan hệ của mình có cả bạn bè, đồng nghiệp tìm đến. 

Nơi ấy bình yên. Tiết trời trong lắng và vạn vật thay đổi rõ ràng theo mùa với nhau. Bình yên đến tự tại, ai lại không thích bình yên? 

Em kể ngay cả lúc đi đường về đến tận nhà, vợ em kiểm tra lại nét ngài, tâm bông quét quanh gương mặt chẳng chút bụi vương. Trong lành là thế, chưa kể nơi đấy tự do cho những thế hệ kế tiếp phát triển, một thế hệ tìm đường theo cách nghĩ “củng cố đời con”.

Bụi vươn đấy thôi. Về những con người xuất phát từ một điểm đi, gặp nhau ở một điểm đến chỉ khác nhau thời điểm, mà xa lạ đến vô chừng. Nó bắt gặp nhiều người Việt nơi đó, cũng qua những hình ảnh “bót phây” (post facebook), rạng rỡ đến vô cùng.

Tần ngần. Suy nghĩ trong đầu một gã quanh năm chỉ ở một đất nước hình chữ S này, vẫn chưa hiểu được suy nghĩ gì hình thành nên ứng xử đó. Đâu ra. Có phải vì khó nhọc, hay ấp ôm cả một quá khứ chưa buông, nên thu mình lại hoặc xù mình lên chỉ để thỏa một nổi niềm? Có biết đâu cảm xúc và nổi niềm cứ thế miên man, như sợi chỉ cứa lòng, tứa máu. “Nhìn non sông, trời văn đất võ”, như thể những con người chẳng ngồi chung bàn, dù đến cùng một đất mẹ. 

Trở lại Việt Nam, cái phố phường mọc san sát nhau, người với người tiếp xúc nhau, bước ra là đã có quán, có hàng, người người rôm rã chuyện trò với nhau. Gì như tiếc nối, nhớ nhung. Ngập lòng. Nó thấy yêu thương dâng trào.

Mang câu chuyện của em đan cài vào trong câu chuyện khác.

***

Từ câu chuyện của người đi ngang phố, ăn một buổi cơm trưa.

Nhớ, nhặt, ghi mẫu chuyện của con người ‘“da nâu, mắt đen”. Một buổi cơm trưa. Quán ăn nằm sát ở lòng đường, người với người chạy phải nhường nhau trong một con đường như hẻm; xe lấn cả đường, quán chiếm cả lối. Chuyện đấy là thường tình.

Cô bán hàng cơm, trước chửi quen mồm, giờ dạ quen miệng, bắt chuyện làm quà hay nói kiểu phong long: Hôm nay bán ế, khách đâu hết rồi?

Chú ăn hàng cơm, vừa nuốt ngụm cơm, ngước mặt, chọn từ góp chuyện: Chết hết rồi? 

Nó ngó quanh, ngắt ngang câu chuyện phố đầu tư xây cất từ chú ngồi đối diện, vừa góp chuyện. Thấy. Quán cơm cứ thế mọc đầy, san sát nhau. Mười mét là đã có đến ba quán, cạnh tranh nhau. Đó không là món khác, vẫn một món cơm, như thể là phong trào, nhân lên thành thói quen, tập quán, gom lại, xét cùng là trong một cách nghĩ suy!?

Cô bán hàng cơm, nghe chưa kịp rõ. Mắt tròn. Miệng: hả, sao cha già?

Chú ăn hàng cơm, lập lại: Chết hết rồi!

Cô bán hàng cơm: tào lao. Định bụng nói, mà thôi, cười trừ cho qua.

Chuyện phiếm ấy mà. Thật ra. Lòng khấp khởi với cách chuyện trò. Bổ bã mà dân dã, đời của điện ảnh cứ đi tìm chất liệu ấy đấy thôi. Tràn đầy. Nụ cười. Những con người lạ lại trao nhau lời nói, nụ cười. Dễ dàng như thể thở ra là vậy!

“Việt Nam quê hương tôi đẹp lắm”

Từ câu chuyện của những người hẹn quanh hồ, ngồi bên nhau trong một buổi tối mát trời ở nhà hàng Kingscross, những mảnh ghép ký ức của một thời đất nước đổi thay như dần hiện về. Tâm hồn con người giờ đây không còn chất chứa “khói lửa giày xéo tháng năm,” mà thay vào đó là những giấc mơ bình dị về tương lai.

Chờ. Tụ hội. Những con người đang đến từ các nẽo của Sài Gòn, gắn bó với ngành ô tô, mười sáu năm của nó chỉ là con số nhỏ nhất với những con người đang đến. Nhìn. 

Ở góc quận 7, một hàng dài xe ô tô đỗ thẳng tắp trước cửa nhà hàng, như thể lặng im lắng nghe câu chuyện của những con người vừa dùng bữa vừa chia sẻ. 

Trò chuyện về hành trình đã qua và những bài học đúc kết. Kỷ niệm ấy trùng hợp với những trải nghiệm của một người anh – vị sếp cũ của chị – nay ngồi chiêm nghiệm trong ngôi nhà ba thế hệ, ngắm nhìn cuốn sách trên tay. Những đứa con xa xứ từ trời Tây quay trở lại, nhưng chẳng ai tiếp nối công việc mà anh đã dày công dựng xây trên mảnh đất Long An. Thời gian anh gắn bó với ngành ô tô là suốt bốn mươi năm ròng. Cơ đồ như một giấc mơ, thực đến ảo. Mọi thứ gần như là vô nghĩa. Ngược. Chẳng phải là cả một quãng đời được sống, được làm, vẫy vùng cho thỏa chí tang bồng như một phận làm trai?

Nó chỉ nhớ người đàn ông đi trong bóng tối nhập nhòa của một đêm tiệc tất niên, ở Bến Thành ngày ấy, dìu dắt một người đồng nghiệp, một cô em gái nhỏ nhắn như trân quý những thời gian đã làm việc cùng nhau. Cô em gái nhỏ nhắn là người quản lý trực tiếp của nó khi đó. Nghẹn ngào. Xúc cảm được ghi lại trong một bài viết của ngày hôm qua. Về những năm tháng đồng hành cùng nhau dưới một mái nhà Toyota. Họ là người Việt, dìu dắt nhau đi.

Cách đó không xa, một hội chợ ngành ô tô tại quận 7 đang diễn ra. Những thương hiệu lớn dần rút lui, một phần để tái cấu trúc chiến lược, một phần vì những cân nhắc về chi phí. Nơi của những con người hội tụ ở nơi đây, nơi đồng nghiệp lấp lánh trên ngực áo mình những logo, những gương mặt quen, chỉ khác một màu áo và nét vẽ một biểu tượng trên gương mặt đã sớm nhuộm thời gian, một màu sinh tồn. 

Phải chăng, đây là “tích sản” – không chỉ là tài sản vật chất mà còn là giá trị tâm hồn được truyền lại qua năm tháng? Bản thân chẳng thể hiểu hết mọi điều trong cuộc sống, nhưng lại thấy mình may mắn khi được gặp gỡ những con người giàu kinh nghiệm, trao cho nhau những lời khuyên đáng quý, những bài học khiến mình phải suy nghĩ về cuộc đời.

Nó tự hào và yêu cuộc sống nơi đây – nơi mảnh đất của những câu chuyện, những ký ức và niềm tự hào về một đất nước thân thương.

***

“Who has etched into the bamboo stems, all these sorrowful memories, dear mother?”

The melody echoed, resonant and stirring; Tùng Dương’s heroic voice enveloped listeners in a renewed love for the land and people of the S-shaped country—Vietnam.

Memories. Fleeting. Feelings for this land and its people returned in waves, crashing into the mind, searching for words to describe it. Finally, settling simply on love.

From the story of one who returned, telling of a distant land, a place where “Maple leaves blaze, the soul of a strange homeland.”

She—a former colleague—had just returned from Canada. The fall, with golden trees and fallen leaves, marked her arrival. Like a beaver swimming back and forth, she spoke of that place, where a wave of Vietnamese immigrants had sought a new home. She knew friends and colleagues who had ventured there as well.

It was a peaceful place. The weather was tranquil, the seasons each distinct and clear. A calm so fulfilling, who could resist?

She shared that even on her way home, her wife checked her face for dust, sweeping around her nose without a trace left. Pristine, pure air and freedom awaited there, she said, for the next generations—a generation that sought to “fortify their children’s lives.”

And yet, that dust—always near. Thinking of people who departed from a shared origin, meeting at a destination yet disconnected in time, a strange sense of distance remained. She met other Vietnamese there too, smiling brightly in Facebook photos.

Contemplating. For someone who has spent all his life in this S-shaped country, it was hard to understand what brought about that response. Was it hardship, perhaps holding onto the past? Or maybe a guardedness as they carried unresolved history? Emotions and inner thoughts lingered, threading through the heart, stinging. “Looking at this land, a heaven of culture and a soil of warriors,” as if to say, people no longer gathered at the same table, though bound to the same homeland.

Returning to Vietnam, amidst the bustling streets, rows of houses tightly packed together, people brushing past each other, stepping out into spaces filled with chatter and connection, a deep sense of nostalgia, of longing, washed over. A profound love blossomed within.

Her story intertwined with another.

From the story of a passerby, enjoying a midday meal.

Recalling the tale of a “brown-skinned, black-eyed” Vietnamese man. A lunchtime in a roadside eatery, tables crammed so close they forced pedestrians to make way as vehicles took up half the lane. The scene was typical.

The rice vendor, used to shouting, now softened her voice, starting conversations with: “Slow business today, where did all the customers go?”

The man eating his meal, mid-bite, looked up, replying dryly, “All dead?”

Looking around, he broke off from the conversation with the man across from him about investing in the area. Restaurant after restaurant crowded the street, one every few meters, all competing with each other. The dish of choice remained the same: rice, reflecting a common mindset as much as a staple.

The vendor’s round eyes widened. “What did you say, old man?”

He repeated, “All dead!”

She chuckled, half-intending to retort but simply waved it off with a smile.

It was just idle talk. Yet, there was a spark of joy in that exchange. Unrefined but endearing, life itself provided the most genuine inspiration for cinema—the laughter was contagious, full of warmth. Strangers offering one another smiles and friendly words. As easy as breathing.

“Vietnam, my beautiful homeland.”

From the story of those who gathered around the lake, sharing an evening meal under the gentle night sky at Kingscross, the fragments of a past country, of a time long gone, began to emerge. The soul no longer burdened by “the flames of a tumultuous time,” but instead filled with humble dreams of the future.

Waiting. Coming together. People from different corners of Saigon, bonded by the automobile industry, and sixteen years felt a mere fraction for those who had journeyed longer.

In the heart of District 7, a line of cars parked neatly outside the restaurant, almost as if they were silently listening to the conversation of those who had just shared a meal, speaking of their paths and the lessons gathered. Memories, strangely parallel to those of an older brother—a former boss of one of the women present—now in his twilight years, reading in his three-generation home, children returning from the West but choosing not to inherit the legacy he’d built on the land of Long An over four decades. His career was a dream turned real, yet ephemeral. Everything was nearly meaningless, or perhaps it was the fulfillment of a life well-lived, a grand journey as one’s fate would have it.

A memory lingered of a man moving through the shadowy night of a year-end party at Bến Thành, guiding a young colleague by his side—a petite girl he valued, a person who had managed him as well. Emotion brimming in her gaze as she reflected on the years spent under the Toyota banner. They were Vietnamese, leaning on one another.

Not far from there, an auto industry trade show took place in District 7. Renowned brands began to step back, some to restructure their strategies, others due to financial considerations. Within this gathering of familiar faces, each logo shimmering on their chests—only the color and symbol differed, etched by time’s hand, a symbol of survival.

Is this what we call “heritage” – not only a material wealth but a legacy of soul passed through generations? Life’s complexities might not be easy to comprehend, but a heart could feel fortunate, meeting people rich in experience, bestowing precious advice and wisdom on life.

There was pride. There was love—for this place, this soil, this land filled with stories, memories, and the love for a beloved country.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links