“Địa lý không phải là số phận, nhưng nó là điểm xuất phát. Hiểu được nó, chúng ta mới có thể bước đi vững chắc hơn trong một thế giới đầy bất định.”
Trên trời, dưới đất; quanh quẩn thế nhưng vẫn đủ để khiến loài người giành giật nhau.
Robert D. Kaplan trong Sự trả thù của địa lý đã làm một việc đầy tham vọng: ông không chỉ phân tích vai trò của địa lý trong việc hình thành lịch sử và các cuộc xung đột mà còn dự đoán tương lai thế giới qua lăng kính địa lý. Đây không phải là một cuốn sách chỉ dành cho những ai quan tâm đến địa lý hay chính trị quốc tế, mà còn cho những người muốn hiểu rõ hơn về cách thế giới vận hành và sự tác động của không gian địa lý lên hành trình của các quốc gia.
“Một quốc gia không có núi non bảo vệ sẽ luôn phải cảnh giác với mọi hướng – và đây là bi kịch lịch sử của Nga.”
Kaplan lập luận rằng, dù ý chí và khát vọng con người đóng vai trò lớn trong lịch sử, thì địa lý vẫn là một yếu tố bất biến, một “bàn tay vô hình” luôn định hình cục diện thế giới. Từ các dãy núi, sa mạc, con sông cho đến các đại dương, Kaplan cho thấy địa lý chính là nền tảng thúc đẩy sự hưng thịnh hoặc suy tàn của các đế chế, từ Babylon cổ đại đến Trung Quốc hiện đại.
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng những thế lực lớn như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ luôn bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý chiến lược của họ. Những căng thẳng địa chính trị mà chúng ta chứng kiến ngày nay – như xung đột ở Trung Đông, cạnh tranh ở Biển Đông – đều mang dấu ấn sâu đậm của các yếu tố địa lý lịch sử.
Một trong những điểm mạnh của sách là cách Kaplan sử dụng những bài học lịch sử để minh họa tầm quan trọng của địa lý trong chiến lược quốc gia. Các chương về Nga, Trung Quốc và Trung Đông đặc biệt sắc sảo, khi ông cho thấy làm thế nào các cường quốc này luôn phải đối mặt với “lời nguyền địa lý” của chính mình.
Nga: Với lãnh thổ rộng lớn và không có rào chắn tự nhiên, Nga luôn cảm thấy bị đe dọa và buộc phải mở rộng lãnh thổ để phòng thủ. Kaplan viết:
Trung Quốc: Kaplan nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược mở rộng của Trung Quốc, đồng thời dự đoán rằng đây sẽ là trung tâm của các cuộc xung đột lớn trong thế kỷ 21.
“Biển Đông không chỉ là một tuyến đường thương mại. Nó là trái tim của chiến lược bá quyền Trung Quốc.”
Trung Đông: Ông gọi đây là “vùng đất của sự phân chia” với các sa mạc, núi non và các đường biên giới được vẽ tùy tiện, dẫn đến những xung đột dai dẳng.
“Chừng nào con người còn tranh cãi về ranh giới ở đây, chừng đó Trung Đông sẽ không bao giờ thực sự yên bình.”
Điều làm nên sức hấp dẫn của Sự trả thù của địa lý không chỉ nằm ở những phân tích sắc sảo, mà còn ở cách Kaplan khuyến khích người đọc suy nghĩ xa hơn về những gì họ thường thấy trên bề mặt. Ông đưa ra một góc nhìn cân bằng giữa chủ nghĩa hiện thực chính trị và sự cần thiết của việc nhìn nhận các quốc gia như những thực thể bị ràng buộc bởi địa lý.
“Con người có thể vẽ lại biên giới trên bản đồ, nhưng họ không thể thay đổi thực tại của những ngọn núi, con sông và những cánh đồng cằn cỗi.”
Tuy nhiên, cuốn sách đôi lúc hơi nặng nề vì Kaplan đi sâu vào chi tiết các sự kiện lịch sử, khiến người đọc không chuyên về địa lý hoặc chính trị quốc tế có thể cảm thấy khó tiếp cận. Ngoài ra, một số dự đoán của ông, như sự trỗi dậy của các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iran, còn cần thời gian kiểm chứng.
Sự trả thù của địa lý là một tác phẩm đầy trí tuệ và khai sáng, giúp chúng ta hiểu rằng lịch sử không thể được tách rời khỏi địa lý. Kaplan không chỉ giúp người đọc hiểu về quá khứ mà còn cung cấp một cách tiếp cận để suy nghĩ về tương lai – nơi mà địa lý vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định chiến lược.
***
“Geography is not destiny, but it is the starting point. By understanding it, we can take steadier steps in an unpredictable world.”
Above us, below us; despite being confined, it is enough to make humanity fight over it.
In The Revenge of Geography, Robert D. Kaplan undertakes an ambitious task: not only does he analyze geography’s role in shaping history and conflicts, but he also predicts the future of the world through a geographical lens. This book is not just for those interested in geography or international politics but also for anyone who wants to better understand how the world operates and how geographical spaces influence the trajectories of nations.
“A country without mountains to shield it will always be vigilant in every direction – and this is the historical tragedy of Russia.”
Kaplan argues that while human will and aspirations play significant roles in history, geography remains an immutable factor, an “invisible hand” that constantly shapes the world’s dynamics. From mountain ranges, deserts, and rivers to oceans, Kaplan illustrates how geography serves as the foundation that drives the rise or fall of empires, from ancient Babylon to modern-day China.
The author emphasizes that major powers such as the United States, Russia, China, and India are all deeply influenced by their strategic geographical positions. The geopolitical tensions we witness today—such as conflicts in the Middle East or competition in the South China Sea—are profoundly marked by historical geographical factors.
One of the strengths of the book is Kaplan’s use of historical lessons to demonstrate the importance of geography in national strategies. The chapters on Russia, China, and the Middle East are particularly incisive, showcasing how these powers have always had to contend with their “geographical curses.”
Russia: With vast territories and a lack of natural barriers, Russia has always felt threatened and compelled to expand its borders for defense. Kaplan writes:
“A nation with such an open expanse is condemned to ceaseless vigilance.”
China: Kaplan underscores the significance of the South China Sea in China’s expansionist strategy, predicting it to be the focal point of major conflicts in the 21st century.
“The South China Sea is not just a trade route. It is the heart of China’s hegemonic strategy.”
The Middle East: He dubs it “the land of divisions,” where deserts, mountains, and arbitrarily drawn borders have led to persistent conflicts.
“As long as disputes over borders remain here, the Middle East will never truly find peace.”
What makes The Revenge of Geography compelling is not only Kaplan’s sharp analyses but also how he encourages readers to think beyond surface-level observations. He offers a balanced perspective, blending political realism with the necessity of viewing nations as entities bound by geography.
“Humans can redraw borders on maps, but they cannot change the reality of mountains, rivers, and barren fields.”
That said, the book can occasionally feel heavy due to Kaplan’s deep dive into historical details, which might make it less accessible for readers unfamiliar with geography or international politics. Moreover, some of his predictions, such as the rise of regional powers like Turkey or Iran, require time to validate.
The Revenge of Geography is an intellectually enriching and illuminating work that reminds us history cannot be disentangled from geography. Kaplan not only helps readers understand the past but also provides a framework to think about the future—where geography will continue to play a pivotal role in every strategic decision.