[Story] Nghe gió xuân sang – the whisper of spring winds

2025,2025-01,truyen, truyen ngan, truyện, truyện ngắn, chien phan,blog chien phan,short story,story, mien tay, cồn nhỏ, cồn

[Story] Nghe gió xuân sang – the whisper of spring winds

“Xin trả tôi về ngày xưa thơ mộng đó

Bên mái tranh chiều ngồi ngắm áng mây trôi”

Cá lội dưới sông, ngóp nước, thì thầm: Ê! Ba lá mày thấy không? Có gã đàn ông lạ mới về trong đêm ở cồn mình! 

Đêm ấy, bên cồn. Trời quê trong vắt, lấp lánh ánh sao. Gã ngồi bắt chéo chân nhìn về phía con sông đen thẳm, dòng nước lặng lờ như đang cuốn theo những kỷ niệm cũ. Cafe và khói thuốc. Bay. Gió từ sông thổi lên một vị ngọt lành.

Gã không ngủ được. Bao cảm xúc lẫn lộn xâm chiếm, giữa hoài niệm và hiện thực. Ngày xưa, gã từng nghĩ mình có thể nắm giữ cả thế giới trong tay, nhưng cuối cùng, những gì gã đuổi theo chỉ là những giấc mơ trống rỗng. Thành phố hoa lệ đã từng là giấc mộng, giờ đây là nơi gã nhận ra mình mất mát nhiều hơn những gì đã đạt được.

Ngay khi xuống sân bay là đi thẳng một mạch. Ra thẳng bến xe, bắt xe đò, đến nơi thì chiều lên, chiếc xe ôm đưa gã đi thăm lại những nơi quen thuộc. Cây cầu treo năm nào nay đã thay bằng cây cầu bê tông kiên cố, dòng sông từng in bóng tuổi trẻ giờ trở thành tuyến đường giao thương nhộn nhịp. Trong gió, gã ngửi thấy mùi của lá xanh phũ ở hai bên đường. Ngọt ngào. Chất ngọt của phù sa và dòng sông bao năm bồi đắp. 

Một vòng. Loạng choạng tối. Chẳng vội. Gã dừng chân trước sau khi đi dạo một vòng, vòng vèo, dừng ở một quán cà phê nhỏ nằm nép bên cầu, ngó qua bên kia sông. 

Mới tám giờ đêm, cồn như muốn tắt đèn đi ngủ. 

..

Ba lá lắc lư: Gã này quen mà! Đi rồi trở về thôi! 

“Sáu tám Café” – tên quán, ghép của mẹ và con gái, nét chữ và màu của một thập niên tám mươi. Thời gian như đạn bắn. 

Cá quẫy dưới sông, gợn sóng, thì thào: Mẹ chẳng còn, cô gái thì mồ côi, tiếp tục một cái nghề trông coi quán. 

Cô quán nước gã cười chào tươi rói, ánh mắt sáng trong như dòng sông xưa soi rọi dưới ánh trăng đêm, má trắng hồng như thể sóng nước dạt dào làm cho mặn mà của lứa nửa chừng xuân.

Gã ngồi xuống một góc quán, gọi ly cà phê đen. Quán nhỏ chỉ bắt vài cái bàn, dăm ba cái ghế, mấy ly cafe buổi tối với một ấm trà bằng nhôm, vài ly nhỏ uống trà. Vị vẫn như xưa. Kế bên. Rộn ràng một bàn nhậu, mấy chú bác mặc quần đùi, áo thun bắt đầu nhấm nháp men cay, khà hơi, thả khói, quất một giọng cổ nghe ngọt như nước ngày xưa lòng phèn để uống. Mát lạnh. “Trăng ánh trăng khuya dần, thức trắng canh thâu mai làm cô dâu. Người ta chắc chắn là thương, đêm ngày chăm sóc lo nhiều hơn anh. Còn buồn sầu chi anh, hết đêm nay đôi mình cách xa. Ngày mai đây em sang cầu, trăng thu sầu bên cầu hẹn ước. Trời làm, hai đứa xa rời nhau, Thương làm sao, tóc xanh phai màu năm tháng, gả em ở bên ai rồi.” 

Một giọng nói cất lên từ phía sau:

“Anh có phải là… người từ thành phố mới về không?”

Gã quay lại. Cô quán nước nở nụ cười lộ hết hàm răng trắng sáng, như áng bình minh treo trên đầu mấy bông lúa ở hừng đông. Gợi tình. Gã gật đầu, cười: “Ừ, anh từ thành phố về lại thăm quê”

Nhấm nháp, vị đắng khét của cafe pha chút hương vị bắp, dẫu vậy gã vẫn thích cái dư vị của từng giọt cafe tí tách rơi trong đêm vắng, tiếng muỗi vo ve trong tiếng gió của đêm thổi từ cồn lên. Hí hửng. Hơn cái hơi lạnh tỏa ra từ chiếc máy lạnh, ở mỗi đầu sớm gã và con gã hì hục trong mấy chiếc máy pha từ Ý với giá trị hàng tỉ đồng. Đâu đó trong làn gió, có mùi của củi đủ nắng vừa đốt lên chụm lò. Gã nhớ mùi đốt đồng của năm xưa. 

Tiếng nhạc phát ra từ máy cassette.  

“Mẹ quê đun bếp nghèo thơm mùi rơm qua khói mờ

Vui tình quê trìu mến

Xin trả tôi về miền quê hương nhỏ bé

Có lũy tre vàng bờ lúa sát ven đê”

Cá lội dưới sông, quẩy đuôi: Từ lúc sinh ra đến giờ, tao mới thấy gã. Gã đi biệt xứ mới về à, thấy chẳng giống người ở đây, cũng chẳng giống mấy người từ phố về!?   

….

Nhấm nháp. Cô em quán nước hỏi thăm họ hàng. Họ hàng anh, những con người gắn chặt đời với cồn, nước lên thì sống với cá tôm, nước rút thì sống với mùa trái cây trĩu quá. Ngon lành. Nhà vẫn giữ nếp gia phong, căn nhà của quê cha đất tổ vẫn còn đó, chỉ là từ đường giờ chẳng phải con cháu trông coi, có mỗi một ông già thuộc mấy chi trong gia phả vẫn miệt mài khói hương cho cả một mảnh đất họ ở phía sau. Con cháu gửi tiền về để giữ lại một nếp gia phong, mấy người ở cồn chẳng còn nhớ nổi là con ai, trừ một ông già thuộc mấy chi trong gia phả. Miệt mài. Sắp xếp và viết đủ đầy tên họ của ông bà đến cháu con. “Chào cậu! Mới về hả”. Ông già nhận ngay ra gã lúc bước đến bậc thềm nhà, rồi sắp xếp cho gã gọn gàng một chỗ ngủ. Bước ra. Nắng đã giã biệt, chào trăng lên.

Mấy bận. Gã hít hà một mùi nhang khói, mùi của đất sình được đắp ờ bờ đê, mùi của chó phóng uế ở ven đường, mùi thoang thoảng của mấy loài hoa nở về đêm hòa vào trong mùi của cafe đưa lên. Nhiều lắm. Gã hít như thể vừa thở được lại. Dịch vừa qua.

Ba lá lắc qua lắc lại: Ngồi nghe hai người đó nói thì biết! Có gì mà vội vậy chèn? 

Bắt chuyện. Dễ dàng. Cô hàng nước bắt ghế sang ngồi cạnh. Kể. Chuyện về đời mình. Ngộ. Biết lạ thành ra cứ tuôn ra chẳng ngừng. Cô kể về quán cà phê này, nơi cô mở ra để kiếm sống và gìn giữ chút hơi thở quê nhà, sau những lần bôn ba ra phố. Ngợp, ngán. Qua sông đắm đò cũng một lần, gã chồng không biết vì sao cứ thế bỏ đi luôn sau khi cô gái đánh rơi …mất sợi dây gắn kết đời mình với gã là một đứa con. Gã chồng nói rằng xuất khẩu lao động để đổi đời. Rồi đời không biết đổi chưa, chỉ biết là như thể chim trời, cá nước bặt tăm. Có đợt gã về, nói lời gì đó như thể duyên mình chỉ đến đây thôi, như thể có duyên, không nợ. Khỏe. Cô hàng nước nói, thế thì thôi chẳng nợ. 

Cô bán quán về lại nơi mẹ mình sắt son gắn bó, với quán nước, nơi cưu mang đời mẹ con cô. Mẹ cô quán nước khá hơn cô, là gã đàn ông bỏ đi cũng để lại cho bà một đứa con là cô. Cồn đồn. Mẹ cô đuổi thẳng ông già cô, nói vòng vo tam quốc, chỉ mỗi chuyện muốn đổi thay. Khỏe. Mẹ cô nói cuốn gói đi ngay trong đêm trăng sáng, sông dập dờ vài con sóng vào bờ. Từ đó. Mấy gã trai ở cồn cứ thế lân la đến, hát mấy câu vọng cổ gọi đời, gọi thời. Đốp chát. Mẹ cô đối đáp từng gã trai ở cồn từ lúc tóc đen cho đến pha màu trăng soi ánh nước. Ngộ. Kệ. Mấy gã trai ở cồn vẫn cứ thế lân la đến, như thể đi riết thành quen, chẳng còn biết nơi nào khác, như thể thiếu nghe giọng chát đốp là chẳng thể ăn cơm.

Kể. Gã nói về những ngày ra phố, tâm trạng cũng giống cô, đời gã muốn phải có gì đó khác lạ, gã muốn đi thật xa, tìm về một miền đất hứa, nơi đó gọi là xứ sở cờ hoa. Ngập tuyết. Lạnh lùng. Đo xem có lạnh bằng lòng người hay không?

“Anh đã đi nhiều nơi, nhưng cuối cùng lại quay về đây,” cô mỉm cười, giọng nhẹ như gió sông. “Có lẽ, quê hương luôn là nơi người ta tìm đến khi đã mỏi mệt.”

“Cuộc trần gian quen lừa dối điêu ngoa

Còn được ai trong đời biết thương mình

Cá dưới sông: sao gã cứ nhìn lom lom qua bên này vậy?”

Ba lá rùng rình: xác ở bên cồn, hồn ở bên đây

Là cô – người phụ nữ năm xưa, giờ đây đã thành một người mẹ đầy đặn và điềm tĩnh. Trong ánh mắt cô, vẫn còn chút gì đó của cô gái bên cồn ngày nào, dù thời gian đã phủ lên mái tóc cô màu sương nhạt.

Thấp thoáng trong bóng tối chập choạng, có tiếng nói trẻ cười đùa dưới ngôi nhà ba gian. Ngó sang. Bên cồn, có quán nước rộn rã tiếng mấy ông già đang ngân lên mấy câu vọng cổ. Quen thuộc. Thấp thoáng có gã mặc đồ chỉnh tề, ngồi bên ly cafe, thời gian gần như chẳng tác động được gì đến hình dáng, đang nâng một ly cafe đen đắng, có cô quán nước ngồi bên cười nói như thể trăng về hẹn thề với sông xưa. Định bụng, xong xuôi con cháu, chạy ù qua kia.

Sông xưa là dòng chảy quá khứ. 

Một chàng trai chẳng muốn dính chặt mình ở một nơi; gã đã có một sự quyết tâm để thay đổi cuộc đời mình, gã trao dồi tiếng Anh, sau khi tốt nghiệp loại giỏi từ một trường đại học công lập hàng đầu. Thủng thỉnh. Một lời hẹn. Gã sẽ trở lại cồn một sớm mai thỏa chí tang bồng. Hẹn một lời. Với người con gái lớn lên ở bên cồn cùng gã, dịu dàng và lẳng lặng như nước của con sông quấn lấy quanh cồn chẳng bao giờ hung bạo tạo ra mấy cơn sóng lớn. Một lời hẹn gắn với thời gian vô định. Chẳng rõ. Cô gái cứ trả lời khi có người hỏi han. 

Đến độ, trăng về sáng như thể tỏa ra lần cuối, nhìn rõ bóng hai con người soi xuống một bến sông. Cô gái bước xuống chiếc xuồng ba lá, bơi một mạch qua phía bên kia cồn. Từ đó, người ta không còn thấy cô gái bơi xuồng ba lá bước lên chiếc cồn nhỏ, như thể lập một lời thề. Tưng bừng. Pháo nổ. Đám cưới vang vọng sang cả một bên cồn. 

***

Ba mươi năm trôi vèo như trong một giấc mộng. Cuộc tình trên đất Mỹ lại trở thành chia ly, thật ra là giữa gã và vợ gã chẳng có phát sinh gì xảy ra, chẳng hiểu vì sao sự tôn trọng và tự do ở một xứ sở ấy lại dội vào lòng gã một điều gì đó ngang ngang, như một chất hóa học bị trơ theo tháng năm. Ba đứa con gã lớn, gã và vợ gã bắt đầu có những bất đồng. Lạ. Đất nước cờ hoa, người ta bỏ nhau dễ như là ăn một buổi cơm, có người hòa vào góp vui thúc đẩy. Ngán.

Gã muốn trở lại Việt Nam, thấp thoáng trong ảnh hình của mình là cô em gái nhỏ bên cồn khi xưa. 

Gã sau hơn ba mươi năm xa xứ, thuộc thế hệ lớn lên sau chiến tranh. Gã chinh chiến qua nhiều nước Đông Nam Á, trước khi dừng lại ở một đất nước cờ Hoa, cưới vợ và có con, gầy dựng gia đình và sự nghiệp. 

Nhưng gã biết, gã đã thay đổi. Gã mang theo ký ức về quê hương, không còn như một gánh nặng, mà như một món quà. Một phần của gã sẽ luôn ở lại đây, bên dòng sông, bên bến cũ. Gã muốn làm gì đó ở nơi này, nơi cồn nhỏ đã chứng kiến gã sinh ra, lớn lên tắm mát ở dòng sông bao quanh cồn nhỏ, bởi những cây trái trĩu quả chẳng thiết tha ăn. 

Người con gái bên cồn, thuộc thế hệ lớn lên sau chiến tranh, ướt đẫm những lời hát của mấy câu vọng cổ, cứ ngân nga một cách tự nhiên, nhất là ở mấy độ khói lam chiều, có người từ Sài Gòn về nhậu ở một bến sông. “Thương thì nói là thương” 

Ba mươi năm trôi qua, người con gái bên cồn giờ trở thành phụ nữ, nhiều khi nghe trong xóm có Việt kiều về, lòng người con gái năm xưa trỗi dậy, cứ tự hỏi có phải khi đó nếu mình đồng ý thì giờ đây sẽ thế nào. Rồi cười. Vấn lại tóc, chuẩn bị một mâm cơm, quét dọn một căn nhà, chờ ông chồng đón mấy đứa cháu. Người con gái bên cồn giờ một nách ba con, chẳng hiểu sắt son để làm gì, chỉ thấy thời gian trôi đi, soi vào trong tấm gương thấy gì đó đã nhạt nhòa son phấn đến phôi pha.

“Xin trả tôi về thời xa xưa lộng gió

Bên khóm hoa cà rượt đuổi bướm tung tăng

Diều căng dây mái đình thương đầu xanh chưa biết buồn

Chưa sầu chưa hờn oán”

Cá lội dưới sông, quẩy đuôi:  Ra là quân tử lỡ thời bất câu liêm sỉ à? 

Ba lá: Ai biết mợ gì đâu. Cứ từ ngày quân tử ra đi thì tao cũng được cột chặt ở bến cầu này, chẳng còn qua lại cồn nhỏ, cho đến khi cầu bắt sang lại càng cột chặt. 

… 

Người con gái bên cồn, cũng tất tả của một buổi chiều với bùa nêu, quét dọn một mảnh sân trước nhà, căn nhà ba gian vẫn còn đó, chỉ có thêm những tấm hình ở trên chiếc tủ thờ được cẩn bóng lưỡng theo thời gian, có mấy đứa trẻ được em điều động để quét một sân nhà, cắt tỉa lại mấy giàn hoa dâm bụt trước nhà, bàn thiên cũng bắt đầu được lao dọn lại, hoa mai trước nhà vài nhánh đã trổ bông.

Xin trả tôi về thời xa xưa lộng gió

Bên khóm hoa cà rượt đuổi bướm tung tăng

Diều căng dây mái đình thương đầu xanh chưa biết buồn

Chưa sầu chưa hờn oán

Anh về đây chơi lâu không? Cô quán nước thì thầm hỏi, dõi mắt cùng gã nhìn qua bên sông. 

Gã gật đầu, không nói gì. Cô không biết rằng, qua đêm, gã đã lặng lẽ đặt một bó hoa nhỏ trước quán nhà cô, như một lời tạm biệt với những gì còn dang dở trong lòng.

Sớm ấy, gã rời đi. Trước khi bước lên chuyến xe cuối ngày, gã ngoảnh lại nhìn lần cuối. Dòng sông vẫn chảy, bến nước vẫn đó, như chưa từng thay đổi. Nghe gió xuân sang.

***

“Please return me to those dreamy old days,

By the thatched roof in the afternoon, watching the clouds drift by.”

Fish swimming beneath the river’s surface whispered to one another, “Hey, Three Leaves, did you see? A strange man has arrived on our island under the cover of night!”

That night, by the riverbank, the countryside sky was crystal clear, glittering with stars. He sat cross-legged, gazing out at the black expanse of the river, its slow-moving waters seemingly carrying away old memories. Coffee and cigarette smoke swirled in the air. The breeze from the river brought a sweet, wholesome scent.

He couldn’t sleep. A whirl of emotions engulfed him, caught between nostalgia and the present. Back in the day, he thought he could grasp the whole world in his hands, but in the end, what he chased after were empty dreams. The bustling city, once a source of ambition, was now a place where he realized he had lost more than he’d gained.

Right after arriving at the airport, he headed straight to the bus terminal, catching a ride to the familiar places of his past. By the time he arrived, evening had fallen. A motorbike taxi took him to revisit old haunts. The suspension bridge from back then had been replaced with a sturdy concrete one. The river that had mirrored his youthful reflection was now a busy trade route. In the wind, he caught the scent of green leaves lining the roadsides—a sweetness born from the silt and waters that had nurtured the land for years.

He wandered. As night deepened, he paused after aimlessly roaming, stopping at a small café nestled beside the bridge, overlooking the other side of the river.

By eight o’clock, the island seemed to have gone to bed.

Three Leaves swayed: “That guy’s familiar! He left, but he’s come back!”

“Sáu Tám Café”—the name, a blend of mother and daughter, written in lettering and hues reminiscent of the 1980s. Time, like a bullet, had flown by.

Fish splashed below, rippling the water, whispering: “The mother is no longer here, and the girl—an orphan—has taken up the task of running this café.”

The café owner greeted him with a bright, beaming smile, her eyes as clear as the river under the moonlight, her cheeks glowing with a youthful charm, as if the waters had imbued her with the vitality of early spring.

He took a seat in a corner, ordering a black coffee. The café had only a few tables and chairs, serving simple evening brews and tea from a small aluminum kettle with a few cups. The taste was unchanged. Nearby, a lively group of locals was drinking, their voices a mix of laughter and raspy tones. One of them began singing an old folk song, the melody sweet and nostalgic as if echoing the water’s coolness from years gone by.

A voice called out from behind:

“Are you… the man who’s just returned from the city?”

He turned around. The café owner’s radiant smile revealed her pearly white teeth, as dazzling as the dawn breaking over ripened rice stalks in the early morning. He nodded, smiling. “Yes, I’ve come back to visit my hometown.”

He sipped the coffee, its burnt bitterness tinged with the flavor of roasted corn. Yet, he relished the lingering taste of each drop that fell silently in the tranquil night. The buzzing of mosquitoes merged with the rustling wind. It was a comforting contrast to the artificial chill of air conditioning and the million-dollar Italian coffee machines he and his son worked with back in the city every morning. Somewhere in the breeze, there was the faint scent of sun-dried firewood being burned. He remembered the smell of fields being cleared by fire in his younger days.

From a cassette player, music flowed:

“A mother stokes the stove, the smoke carrying the fragrant scent of hay.

Warmth and love linger in the air, tied to the simplicity of the countryside.

Please return me to that small, humble homeland,

With golden bamboo groves and rice paddies lining the riverbanks.”

Fish swam beneath the river, flicking their tails: “Since I was born, I’ve never seen this guy before. Is he some drifter from far away, or maybe not quite one of us nor one of those city folk?”

As he sipped his drink, the café owner asked about his family. His relatives, rooted in the island’s life, adapted to the rhythms of nature—living off fish and shrimp when the waters rose, and fruit harvests when the tide receded. They were thriving. The ancestral home was still there, preserved by remittances sent back from family members far away. The upkeep fell to an old man who meticulously tended the altar and maintained the family records.

“Welcome home!” the old man greeted him immediately upon his arrival at the family house. He arranged a simple sleeping space for him. By then, the sun had set, giving way to the moonlight.

The next day, he breathed in the scents around him—the incense from the ancestral altar, the damp earth by the levee, the faint odor of stray dogs, and the sweet aroma of blooming night flowers mingling with the fragrance of the coffee. He inhaled deeply, as if it were his first full breath in ages. The pandemic had just passed.

Three Leaves swayed again: “Why rush? Just sit and listen to their conversation!”

Starting a conversation was easy. The café owner pulled up a chair and sat beside him, sharing her story. She poured out her life as if talking to someone who could truly understand. She told him about the café she had opened, not just to make a living but to preserve a piece of her homeland, especially after her disillusioning experiences in the city. She had once crossed the river and lost her footing, metaphorically and literally. Her husband had left for overseas labor, seeking a better life, but disappeared into the void. One day, he returned briefly, saying their paths had diverged. She accepted it, saying, “If there’s no debt, there’s no need to linger.”

She came back to this place, the café her mother had cherished, rooted in the land they both loved. Her mother’s life was a mirror of her own—left behind by a man who sought change elsewhere. Her mother had sent him away under the bright moonlight, bidding him leave with harsh words and never return. Since then, the island’s young men had come and gone, serenading her mother with folk songs.

She continued: life on the island was both comforting and limiting, a place where memories lingered, yet the yearning for something more was ever-present.

He shared his own stories—his struggles in the city, his longing for something different, only to realize that home was where he truly belonged.

Narrating. He talked about his days in the city, his mood mirroring hers. He wanted something different in life, to go far away, seeking a promised land—a place called the land of stars and stripes. Snowbound. Cold. Testing whether it was colder than a human heart.

“I’ve traveled to many places, but in the end, I came back here,” she smiled, her voice as gentle as the river breeze. “Perhaps home is always the place people return to when they are weary.”

“The world deceives with lies and treachery.

Who in life would still care for me?”

Fish in the river: Why is he staring at this side so intently?

The wooden boat sways: its body on the islet, its soul here on the shore.

It was her—the woman from years ago—now a full-figured, composed mother. In her eyes remained traces of the girl from the islet, even as time had dusted her hair with the pale hue of frost.

In the dim twilight, echoes of children’s laughter rose from the three-room house. Looking across, an old tea shop on the islet buzzed with the voices of elderly men singing vọng cổ tunes. Familiar. There was a man in formal wear, nearly untouched by time, sipping a bitter black coffee, while the tea shop hostess laughed beside him as if the moon had returned to its promise with the river of old. He thought to himself, once everything was settled with the children and grandchildren, he’d dash over there.

The old river flows with the currents of the past.

A young man unwilling to anchor himself in one place had resolved to change his life. He improved his English, graduated with honors from a top public university. Leisurely, he made a promise: he would return to the islet one morning, fulfilled and free. A promise, vague in time, made to the girl who had grown up with him on the islet—gentle and quiet like the river’s water that encircled the islet, never raging into great waves. When asked, the girl simply replied without certainty.

Until one morning, the moon seemed to cast its light for the last time, revealing two figures reflected at the riverbank. The girl stepped into her wooden boat, rowing straight to the other side of the islet. From that moment, she was never seen returning to the small islet, as if sealing a vow. Jubilant fireworks burst as wedding festivities echoed across the river.

Thirty years passed in the blink of an eye. The romance in America turned into separation. There had been no real conflict between him and his wife. Somehow, the respect and freedom in that land had filled him with a strange kind of detachment, like a chemical reaction that had dulled over time. His three children grew up, and disagreements began to emerge between him and his wife. Strange. In the land of stars and stripes, people divorced as casually as having a meal, with others chiming in to push things along. Exhausting.

He wanted to return to Vietnam, his memories haunted by the little sister from the islet.

After more than thirty years abroad, he belonged to the generation that grew up after the war. He had journeyed across many Southeast Asian countries before settling in the land of stars and stripes, marrying, having children, and building a family and career.

But he knew he had changed. He carried memories of his homeland—not as a burden, but as a gift. Part of him would always remain here, by the river, at the old jetty. He wanted to do something for this place—the small islet that had witnessed his birth, his growth, and his swims in the river that surrounded it, among fruit trees so abundant they lost their allure.

The girl from the islet, also of the generation that grew up after the war, was steeped in the melodies of vọng cổ, naturally humming along, especially in the smoke-filled air of late afternoons when someone from Saigon came by to drink by the riverside. “If you love, just say so.”

Thirty years passed. The girl from the islet had become a woman. Sometimes, hearing about overseas Vietnamese returning to visit, she felt a stirring in her heart, wondering if things would have been different had she said yes back then. Then she laughed, tied up her hair, prepared a meal, and tidied the house, waiting for her husband to pick up the grandchildren.

The girl from the islet, now a mother of three, no longer understood the purpose of steadfastness. She only noticed time passing, reflected in the mirror where her makeup had faded, leaving only remnants of what once was.

“Take me back to the windswept days of old,

By the purple blooms chasing butterflies.

Kites flew high by the village roof.

Oh, young days, untouched by sorrow or blame.”

Fish swam in the river, tails flipping: So you’re a disgraced gentleman clinging to pride?

The wooden boat: Who knows? Ever since the gentleman left, I’ve been moored here, no longer crossing to the islet. When the bridge was built, I became even more anchored.

The girl from the islet busied herself one evening, sweeping her front yard and the three-room house still standing there. On the polished altar cabinet were photographs of loved ones. She instructed the children to sweep the yard and prune the hibiscus flowers in front of the house. The household shrine was cleaned, and the apricot tree in front had begun to bloom.

“Take me back to the windswept days of old,

By the purple blooms chasing butterflies.

Kites flew high by the village roof.

Oh, young days, untouched by sorrow or blame.”

“Will you stay long this time?” the tea shop hostess softly asked, her eyes following him across the river.

He nodded but said nothing. She didn’t know that by dawn, he had quietly left a small bouquet in front of her shop, like a silent farewell to the unresolved feelings in his heart.

That morning, he left. Before boarding the last bus of the day, he turned back for one last look. The river still flowed, the jetty still stood, unchanged. He heard the spring breeze arriving.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About Us

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Aenean ac lorem pretium, laoreet enim at, malesuada elit.

Social Links